Kỹ năng tổ chức công việc
Kỹ năng này là kỹ năng của trưởng nhóm, tuy nhiên các thành viên trong nhóm cũng cần rèn luyện để có thể góp ý, hỗ trợ cho nhau. Người trưởng nhóm phải có khả năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc nhóm, đảm bảo công việc không bị gián đoạn.
Lắng nghe góp ý
Khi làm việc nhóm, biết bảo vệ quan điểm là đúng nhưng bên cạnh đó phải biết kìm cái tôi cá nhân xuống trong một mức độ nào đó để có thể lắng nghe ý kiến của người khác. Có thể ý kiến đó đúng hoặc sai, điều quan trọng là cần lắng nghe để phát hiện ra cái sai mà sửa chữa. Ngoài việc giúp công việc đi đến sự thống nhất, lắng nghe giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, từ đó tạo thêm sự gắn kết trong nhóm.
Có trách nhiệm với công việc được giao
Đây là kỹ năng đòi hỏi bạn cần có dù đang làm việc nhóm hay làm việc độc lập. Tuy nhiên đối với làm việc nhóm, có khả năng bạn sẽ ỉ lại công việc cho người khác bởi nếu công việc hoàn thành không tốt, trách nhiệm không thuộc riêng về bạn. Lúc này, công sức của những người cố gắng thực sự sẽ bị phủ nhận và bạn đã làm ảnh hưởng đến cả một tập thể. Vì thế, nếu không muốn bị đánh giá là một kẻ phá hoại hay kẻ chỉ thích hưởng trên sự nỗ lực của người khác thì đòi hỏi bạn phải có trách nhiệm với công việc của mình.
Trợ giúp, tôn trọng lẫn nhau
Cần biết chia sẻ khi đồng đội của mình gặp khó khăn, có như vậy công việc mới được hoàn thành đúng tiến độ. Đặc biệt, tránh tự cao và xem thường người khác bởi ai cũng có thế mạnh riêng để bổ sung cho nhau. Do đó cần để các thành viên cảm nhận họ được tôn trọng và có động lực để làm việc hiệu quả.
Khuyến khích, phát triển cá nhân
Đây là kỹ năng dành cho trưởng nhóm, thể hiện bản lĩnh và năng lực của một người dẫn đầu. Khuyến khích, tạo động lực cho các thành viên trong nhóm làm việc, phát triển cá nhân chính là tạo động lực để thành viên đó cố gắng hơn trong công việc, từ đó thúc đẩy công việc chung được hoàn thành một cách tối đa hiệu quả và kịp thời.
Vô tư, thẳng thắn
Khi thấy tình huống không hợp lý, hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình, tránh giữ trong lòng dễ gây ức chế mà vấn đề cũng không được giải quyết triệt để. Khi được góp ý, hãy bỏ qua tự ái bản thân để lắng nghe và cùng nhau sửa chữa. Không chấp nhặt những chuyện nhỏ, tránh va chạm với thành viên khác. Làm được những điều này, bạn sẽ được nể trọng, tin tưởng đồng thời góp phận tạo sự đoàn kết trong nhóm.
Gắn kết

Đừng để bản thân thấy lẻ loi trong tập thể hãy cảm thấy mình không được trọng dụng. Hãy dẹp bỏ những tưởng tượng của bạn về điều này và hòa đồng, sát lại gần hơn với mọi người. Chỉ như vậy, bạn mới nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ từ các thành viên khác trong công việc cũng như cuộc sống.