Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi 'máu chiến'

(VietQ.vn) - Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi 'máu chiến' tại nhà đòi hỏi phải chăm sóc tỉ mỉ từ cách cho ăn, hay tập cho gà chọi luôn có tinh thần 'máu chiến'.

15.5771

Gà chọi có rất nhiều dòng giống, chủng loại khác nhau, để có một con gà chọi chiến thật sự ưng ý thì kỹ thuật nuôi cũng vô cùng khó khăn. Gà chọi vốn dĩ nuôi được cũng đòi hỏi người nuôi phải am hiểu và biết cách phòng chống các bệnh thường gặp.

Chọn giống

Giống là yếu tố đầu tiên vô cùng quan trọng quyết định đến việc chú gà chọi của bạn có tố chất thiên bẩm hay không. Do đó để chọn được một chú gà chọi con đem về nuôi hãy nhìn gà bố mẹ trước. Nếu chúng thật sự khỏe mạnh và mang chút máu chiến thì hãy chọn. Chú gà chọi tốt luôn có một dáng đứng rất oai dũng. Đặc biệt lưu ý là không phối giống gà mái với gà trống thuộc cùng một đàn bởi khi đó, dù cho giống tốt đến đâu thì gà chọi con cũng không tốt do ảnh hưởng của yếu tố cận huyết.

Kỹ thuật nuôi gà chọi 'máu chiến' không phải đơn giản. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi 

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi máu chiến bạn cần phải tìm hiểu chú gà chọi của mình tính cách, ưa thích cái gì. Hiểu được con gà là cả một vấn đề mang yếu tố quyết định sự tốt, đẹp hay xấu xa của một con gà.

Để nuôi gà chọi con nhanh lớn bạn nên để gà chọi ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con cách nuôi là để ăn tự do và thả dông, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cần ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò. 

Khi gà đã mọc đủ lông và lông đã cứng cáp, thì chủ nuôi phải sửa soạn bộ mã cho nó: tỉa bớt lông cổ, lông nách và ngay cả lông ở hậu môn, còn lông đầu thì hớt sạch. Lấy 4 thứ: ngải cứu, nghệ, muối và phèn chua mài chung với nhau trong chút ít nước và rượu đế rồi tẩm vào thân gà. Nếu gà quá mập cách một ngày lại tẩm một lần. Nhờ cách ôm bóp vào nghệ mà da thịt con gà sẽ săn lại, có sức chống đỡ và chịu đựng được những đòn địch tấn công. Phải năng tắm rửa sạch sẽ cho gà. Mùa lạnh thì mỗi ngày một lần. Còn mùa nóng, hai hoặc ba lần một ngày. Khi lông đã khô ráo thi bạn ôm bóp vào nghệ cho nó. 

Cách huấn luyện cho gà 'máu chiến'
Gà chọi đá khỏe hay không phải nhờ bài huấn luyện dày dặn kinh nghiệm của người nuôi. Cũng giống như người học võ, gà chọi phải được luyện tập hàng ngày để đủ khỏe và biết ra đòn tấn công, phòng thủ. Vì vậy, bạn không được nuôi gà chọi trong lồng quá lâu, phải thả ra ngoài để gà chọi đi lại co linh hoạt. Việc gà đi lại thường xuyên sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, có sức bền để chọi với đối thử.

Ngoài ra, bạn cần có gà tập luyện chọi với con gà khác. Cứ 3 ngày một lần chọi thử để gà làm quen với việc đối mặt với đối thủ, cho chúng có được tinh thần sung lên khi gặp "đối thủ" của mình. Một bài tập cho gà thường bắt đầu từ tập chân. Dùng chì để deo vào chân gà. Chì phải được dát mỏng, bọc vải để không ảnh hưởng đến chân và sau đó quấn vào chân gà. Đây là bài tập khá ổn để gà chọi có thể mau lớn và chịu được áp lực đòn tấn công của đối thủ.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi máu chiến cần nhiều thời gian. Ảnh minh họa

Phòng bệnh

Dịch tả là bệnh thường gặp nhất ở gà, cút, bồ câu gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm. Gà nhiễm bệnh có thể chết nhanh trong vòng 3-4 ngày với triệu trứng: Suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu, mào tím, mặt sưng… Phòng bệnh bằng vaccin là cách tốt nhất cho gà chọi. 

Để phòng tránh tốt nhất nữ là thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ kết hợp sát trùng bằng Vimekon (10gr pha với 2 lít nước) hoặcVime–Iodine (15ml pha với 4 lít nước). Vệ sinh, sát trùng trứng, máy ấp và máy nở trước và sau khi ấp để giảm tỷ lệ bệnh truyền qua trứng. Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn và nước uống để kiểm soát bệnh. Có thể sử dụng một trong các thuốc sau: Anti CCRD; EST; Genta – Tylo; Vimenro.

 An Dương 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]