Mặt trời "thuốc" tốt nhất cho thị lực

Tại sao tật cận thị lại trở nên quá phổ biến trong thế giới hiện đại? Đầu những năm 1970, 25% người Mỹ bị cận thị; ba thập kỷ sau đó, tỷ lệ này đã tăng lên 42% và tỷ lệ gia tăng tương tự như vậy cũng đã diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới.

15.579

Mặt trời "thuốc" tốt nhất cho thị lực

>
>

Tại sao tật cận thị lại trở nên quá phổ biến trong thế giới hiện đại? Đầu những năm 1970, 25% người Mỹ bị cận thị; ba thập kỷ sau đó, tỷ lệ này đã tăng lên 42% và tỷ lệ gia tăng tương tự như vậy cũng đã diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới.

mặt trời tốt cho mắt. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Có những bằng chứng quan trọng cho thấy rằng tật cận thị là do di truyền. Mặc dù những gen di truyền này không ảnh hưởng nhiều đến số phận của chúng ta, nhưng chúng không chỉ là những nhân tố đơn thuần.

Trong trường hợp này, sự phát triển mạnh mẽ của tật cận thị là do đặc điểm của cuộc sống hiện đại: Chúng ta dành quá nhiều thời gian trong nhà dưới ánh sáng của những bóng đèn nhân tạo.

Con mắt và bộ não của loài người đã được hình thành từ ngàn xưa, khi mà loài người chúng ta dành phần lớn thời gian đi bộ dưới ánh nắng mặt trời. Tiến trình phát triển của não và mắt đã nhận được môi trường vô cùng thuận lợi và cần thiết cho sự phát triển bình thường.

Các nhà nghiên cứu cho rằng ánh sáng ngoài trời giúp cho mắt trẻ em đang lớn giữ được khoảng cách cân đối giữa thuỷ tinh thểvõng mạc - yếu tố giúp cho mắt điều tiết được tầm quan sát. Ánh sáng lờ mờ trong nhà dường như không giúp cho mắt có được điều đó. Kết quả là, khi trẻ em ở trong nhà quá nhiều, mắt của chúng sẽ phát triển không toàn diện và khoảng cách giữa thuỷ tinh thể và võng mạc trở trở nên quá xa, làm cho các sự vật trở nên xa mờ và không rõ nét.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2008 đã so sánh những đứa trẻ 6 đến 7 tuổi người gốc Trung Quốc sống tại Sydney, Úc với những đứa trẻ cùng lứa sống tại Singapore. Tỷ lệ bị cận thị tại Singapore là 29%, cao hơn gần 9 lần so với những đứa trẻ sống tại Sydney. Tỷ lệ mắc bệnh cận thị trong số cha mẹ của hai nhóm trẻ này cũng tương tự như vậy. Trẻ em tại Sydney trung bình có 14 tiếng đồng hồ một tuần tiếp xúc với ánh nắng ngoài trời, trong khi đó những đứa trẻ tại Singapore dành ra 3 tiếng mỗi tuần.

Tương tự như vậy, năm 2007 một nghiên cứu của các học giả trường Đại học bang Ohio đã tìm ra rằng, trong số trẻ em Mỹ có cha mẹ cùng bị cận thị - những người dành ra ít nhất hai giờ mỗi ngày ở ngoài trời – ít bị cận thị hơn 4 lần so với những đứa trẻ có cha mẹ chỉ dành dưới một tiếng đồng hồ tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời mỗi ngày.

Vì vậy, nếu con cái các bạn đang dán mũi vào những trang sách trong mùa hè này, các bạn hãy yêu cầu chúng đọc sách ở bên ngoài, nơi có đầy đủ.

Theo Chí Thành
Người đưa tin

Tổng hợp

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]