Những đồ dùng có nguy cơ độc hại ở trong nhà bếp

Không được dùng nôi inox để đun thuốc bắc vì ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra phản ứng hữu cơ giữa inox và thuốc, tạo ra chất hóa học độc hại.

15.6014

Dụng cụ bằng inox

Theo Khỏe và đẹp, nếu đựng thức ăn có chất chua hoặc kiềm lâu dài trong dụng cụ bằng inox, các nguyên tố kim loại trong dụng cụ sẽ bị hòa tan trong thức ăn. Không được dùng nôi inox để đun thuốc bắc vì ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra phản ứng hữu cơ giữa inox và thuốc, tạo ra chất hóa học độc hại.

Cũng không được dùng chất tẩy rửa, có chất kiểm và chất oxy hóa mạnh để rửa dụng cụ bằng inox. Khi thấy dụng cụ bằng inox biến dạng hoặc bề mặt bị hư hỏng thì không nên dùng nữa.

Dụng cụ bằng sắt

Sát có độc tính ít, dễ chùi rửa, nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng không được sử dụng dụng cụ đã bị han rỉ, vì rỉ sắt có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm mất cảm giác ngon miệng, gây buồn nôn và nôn.

Dụng cụ bằng sứ

Trong men sứ có một hàm lượng chì nhất định, không có lợi cho sức khỏe. Vì thế, không nên đựng thức ăn với thời gian dài bằng đồ sứ. Trước khi sử dụng các dụng cụ bằng sứ bạn nên luộc trong nước sôi 5 phút hoặc ngâm trong giấm ăn khoảng 2-3 phút để chất độc trong dụng cụ hòa tan trong nước sôi hoặc giấm.

(Ảnh minh họa)

Dụng cụ bằng nhôm

Bạn nên hạn chế dùng nồi nhôm để nấu thức ăn mặn vì khi nấu sẽ sinh ra muối nhôm gây độc cho cơ thể người, nhất là loại nồi nhôm sản xuất từ nguồn nhôm phế liệu, xử lý không hết tạp chất, khâu thụ động hóa bề mặt “trơ” với môi trường không đảm bảo. Các nhà chuyên môn còn cho biết, bản thân nhôm dễ bị tác động của môi trường từ các chất ăn mòn.

Trong môi trường axits, muối, chua… bề mặt sản phẩm nhôm sẽ bị rỗ, phóng thích ion nhôm vào cơ thể làm cho người sử dụng bị giảm trí nhớ.

Chảo không dính

Chảo không dính là một trong những dụng cụ nấu ăn yêu thích được các bà nội trợ lựa chọn. Chúng rất dễ sử dụng và sạch sẽ, không dính dầu mỡ trên bề mặt, lại dễ lau rửa. Tuy nhiên, trên chảo chống dính lại phủ một lớp hóa chất Teflon, hay gọi là PTFE gây độc hại cho cơ thể.

Khi chảo nóng hoặc nấu trên bếp quá lâu, PTFE phát tán khói độc hại, gây ra các triệu chứng giống như cúm ở người và có thể gây tử vong cho các loài chim.

Chảo không dính cũng có thể rỉ ra một chất độc hại trực tiếp vào thức ăn. Axit perfluorooctanoic (PFOA) gây ung thư, tăng nguy cơ cholesterol cao, bệnh tuyến giáp và vô sinh.

Thớt

Khi bạn sử dụng thớt nhựa để cắt, thái thức ăn, những vết nứt và đường cắt sẽ hằn lên trên mặt thớt. Đây sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn nguy hiểm sinh sống như E.coli và salmonella. Thay thế an toàn là thớt tre và gỗ bởi những loại thớt này có tính kháng khuẩn tự nhiên.

vi sóng

Trang điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học & Công nghệ cho biết, theo tiến sĩ Don Colbert, mọi người nên giảm thiểu việc sử dụng lò vi sóng, hoặc là hoàn toàn không  dùng nó. Sử dụng lò vi sóng để nấu chín thức ăn gây ra ba mối lo ngại chính.

Thứ nhất là hóa chất độc hại và chất gây ung thư từ nhựa nóng và giấy bìa các-tông có thể rơi vào thức ăn. Thứ hai đó là lò vi ba làm thay đổi cấu trúc phân tử của thực phẩm gây ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng trong thức ăn và thậm chí có thể tạo ra các hóa chất độc hại.

Điều đáng lo ngại thứ ba chính là lò vi sóng phát ra bức xạ, và các nghiên cứu đã chỉ ra sự tương quan giữa bức xạ vi sóng trong nhà và sự ảnh hưởng đến tim và  đường huyết.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]