Những lầm tưởng về việc bổ sung nội tiết tố

Hiểu sai về việc bổ sung nội tiết tố khiến nhiều chị em không những không "khỏe đẹp" ra mà có khi còn tự rước họa vào thân.

15.5963

4 lầm tưởng về việc bổ sung nội tiết tố

“Cơn lốc” làm đẹp đón tết, duy trì tuổi thanh xuân đang khiến nhiều chị em “lao vào” nhiều giải pháp cấp tốc, trong đó có bổ sung nội tiết tố nữ, chủ yếu là estrogen dưới nhiều hình thức khác nhau, chỉ vì lầm tưởng về công dụng, hiệu quả và sự an toàn của chúng, Thanh niên Online cho hay.

Lầm tưởng 1: Nội tiết tố nữ quan trọng chỉ có estrogen

Theo TS-BS Lê Thị Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM), nội tiết tố (hormone) nữ là từ chỉ chung cho cả một bộ hormone nữ trong cơ thể phái đẹp, gồm nhiều loại khác nhau như: hormone hướng sinh dục GnRH, hormone truyền tin FSH, LH và các hormone sinh dục progesterone, estrogen, testosterone...

Mỗi loại lại có một chức năng có ý nghĩa quan trọng khác nhau với cơ thể người phụ nữ. Trong đó, các hormone do buồng trứng tiết ra cần có sự chỉ đạo của vùng hạ đồi não bộ và tuyến yên thông qua các hormone khác là GnRH và FSH, LH.

Như vậy, chính não bộ - tuyến yên - buồng trứng mới là “bộ ba quyền lực” chi phối toàn diện bộ hormone nữ, giúp bộ hormone nữ ổn định, cân bằng, tác động tích cực đến sức khỏe, sắc đẹp, đời sống sinh lý chị em.

Nếu chỉ quan tâm đến một nội tiết tố riêng lẻ sẽ không có nhiều ý nghĩa trong việc cải thiện các vấn đề của cơ thể, chưa kể việc có thể dẫn tới “mất cân bằng” bộ hormone của mỗi người.

Lầm tưởng 2: “Thiếu gì bù đấy” là an toàn, hiệu quả

Suy giảm nội tiết tố nữ là quy luật lão hóa tự nhiên, phụ nữ không thể tránh mà chỉ có thể làm chậm lại. Đồng thời sự suy giảm này xảy ra ở nhiều loại hormone khác nhau với mức độ khác nhau, có loại tăng lên theo tuổi tác nên rất khó để chị em tự chẩn đoán thiếu hụt loại nào và thiếu hụt ra sao để tự ý bổ sung.

Chia sẻ trên VnExpress, TS.BS. Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ TP HCM cho biết, người phụ nữ chỉ có thể khỏe, đẹp khi bộ hormone sinh sản - sinh lý trong cơ thể họ được sản xuất đầy đủ, hài hòa với nhau. Bộ nội tiết này gồm nhiều loại như GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone, testosterone… được sản sinh, điều tiết một cách hài hòa kỳ diệu bởi hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng.

Theo thời gian, hệ trục trở nên suy yếu, bắt đầu hoạt động lệch lạc khi người phụ nữ bước qua tuổi 40. Nhiều chị em, tình trạng này xuất hiện khi chưa qua ngưỡng 35 tuổi.


Lúc này, bộ hormone trong cơ thể phái đẹp mất đi sự hài hoà, gắn kết và hậu quả là cơ thể phải gánh chịu nhiều triệu chứng đáng sợ của giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh như: bốc hỏa, mất ngủ, tính tình thay đổi, gặp các vấn đề về tình dục, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, nhăn da và rụng tóc…

Trước những sút giảm nghiêm trọng này mà nhiều chị em vội vàng tìm đến các biện pháp bổ sung nội tiết (thường là estrogen đơn lẻ ) mà không biết thực sự cơ thể mình có thiếu hormone hay không? Thiếu loại gì và mức độ thiếu như thế nào? Và quan trọng là không hiểu khi đưa vào những yếu tố được xem là “ngoại lai” như vậy có thể gây hại hơn là hữu ích cho cơ thể.

Đáng nói hơn, việc bổ sung này sẽ khiến cho cơ quan sản sinh bộ hormone tự nhiên của cơ thể là hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng bị “ngủ quên” do nhận thức sai lệch về tình trạng “no ảo” các hormone này. Việc bổ sung theo cách ngoại sinh khiến hoạt động của hệ trục yếu dần và tình trạng thiếu hụt nội tiết nội sinh (do cơ thể tự sinh ra) ngày càng trầm trọng.

Nghiên cứu cho thấy, nếu tùy tiện bổ sung estrogen mà không có progesterone đi kèm, trong vòng một năm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung có thể tăng 5 - 8 lần.

Lầm tưởng 3: Estrogen thực vật có thể thay thế estrogen “chính chủ”

Cũng theo các chuyên gia, phytoestrogen là từ chỉ chung cho cấu trúc hóa học gần giống estrogen, tìm thấy trong hơn 300 loài thực vật khác nhau như ngũ cốc, hạt hướng dương, đậu nành, giá đỗ... Phytoestrogen gồm 3 loại: isaflavone, lignan và coumestan.

Phytoestrogen thì không thể giống 100% estrogen “chính chủ” có trong cơ thể phái đẹp, chưa kể khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa và biến đổi cấu trúc phân tử, hiệu quả “trúng đích” không cao.

Ngoài ra, nhiều cơ thể có cơ địa dị ứng nên việc bổ sung các thành phần thay thế bên ngoài vào rất có thể dẫn tới các phản ứng phản vệ không tốt hoặc từ chối hấp thụ gây lãng phí.

Lầm tưởng 4: Bổ sung nội tiết tố bên ngoài vào vì cơ thể không tự cải thiện được

Y học hiện đại đã khẳng định, chăm sóc hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng chính là cách giúp cơ thể tự cải thiện, cân chỉnh bộ hormone nữ từ gốc một cách tài tình, thay vì bổ sung nội tiết tố từ bên ngoài vào với đầy rẫy nguy cơ về tác dụng phụ.

Nên đọc

Theo GS-TS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng (Chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM), các nhà khoa học khi tìm hiểu đời sống phụ nữ tuổi trung niên trên dãy Andes (Nam Mỹ), họ rất bất ngờ vì nhận thấy phụ nữ trung niên ở đây rất khỏe mạnh, sung mãn nhờ thường xuyên dùng một loại thảo dược có tên Lepidium Meyenii.

Các nhà khoa học Mỹ, Úc đi sâu nghiên cứu và phát hiện Lepidium Meyenii chứa nhiều sterol quý tác động tích cực đến hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng, giúp hệ trục này hoạt động tốt, nhịp nhàng trở lại. Từ đó, bộ hormone nữ được sản xuất đúng, đủ với nhu cầu cơ thể phái đẹp, cải thiện sức khỏe, sắc đẹp, đời sống sinh lý của chị em tận gốc.

Hiện Lepidium Meyenii có trong sâm Angela đã được kiểm chứng lâm sàng cho thấy phù hợp, hiệu quả và an toàn với sự chuyển hóa của cơ thể phụ nữ VN.

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]