Những nguy cơ gây ra bệnh tim mạch

15.5907

Bệnh tim mạch là nguyên nhân số 1 gây tử vong tại nhiều quốc gia trên Thế giới. Riêng tại Hh  h  Hoa kỳ, năm 2004 có trên 60 triệu người bị bệnh tim mạch với nhiều thiệt hại nhân mạng. Tại Việt Nam bệnh cũng có chiều hướng gia tăng.

Tuổi trưởng thành,nhịp tim nam là 70-78 nhịp một phút. Trong khi tim nữ 75-78 lần một phút,Khác biệt này là do kích thước trái tim.Tim nam nặng hơn, khoảng 300g; nữ khoảng 260g.Một lần bóp vào tim đẩy ra 0,12 lít máu. Tim nam đập 74 lần phút thì sẽ đẩy ra 3915 lit máu/ngày.Nữ 80lần/phút sẽ đẩy ra 4230lít/ngày.

Bệnh gồm có nhiều loại khác nhau: Tăng HA, bệnh động mạch vành, bệnh các van tim, thấp tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, loạn nhịp tim, phình động tĩnh mạch, tắc nghẽn động mạch, bệnh động mạch cảnh, tai biến động mạch não…

Bệnh của động mạch tim là dạng thông thường nhất. Động mạch này cung cấp máu có nhiều ô xy và dưỡng chất để nuôi các tế bào  của trái tim.Nếu vì một lý do nào đó mà máu tới cơ tim bị gián đoạn thì tim sẽ bị tổn thương và không hoạt động được.

*Những rủi ro đưa đến bệnh tim mạch

Có nhiều loại rủi ro trong đó một số ta có thể thay đổi, điều trị và tránh được, một số khác ta đành bó tay.Các rủi ro đó là:

1-     Giới tính: Nói chung Nam giới hay bị suy tim hơn nữ giới. Tuy nhiên ở tuổi mãn kinh đôi bên có tỷ lệ xấp xỉ ngang nhau. Lý do được giải thích là trái tim của quý bà được kích tố sinh dục nữ che chở trong giai đoạn sinh đẻ. Tới tuổi mãn kinh các kích tố này giảm đi rất nhiều, nên tỷ lệ bệnh ngang nhau.

2- Di truyền: Bệnh tim mạch thường xẩy ra cho người trong cùng một gia đình. Quan sát cho thấy bố mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tim thì tới tuổi 55 , con cái cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh đó

3-     Tuổi tác: Tới tuổi cao, tim thường yếu đi, vách tim bị dày hơn, động mạch cứng lại và khả năng bơm máu của tim ra động mạch trở nên khó khăn hơn. Do đó, tuổi cao là một nguy cơ dẫn tới bệnh tim mạch. Theo thống kê cứ 5 người chết vì bệnh tim mạch thì có 4 người ở tuổi hơn 65.

Trên đây là 3 nguyên nhân mà ta đành bó tay chịu đựng, không thay đổi được. Còn những hoàn cảnh mà ta có thể kiểm soát được là:

4-     Tăng huyết áp: Thành động mạch của người THA thường cứng và kém co giãn khiến tim phải bóp mạnh hơn để đưa máu vào huyết quản.Lâu ngày cơ tim sẽ dày hơn và cứng hơn.Nếu liên tục cố gắng tim sẽ suy yếu và tăng nguy cơ tai biến mạch máu não (TBMMN), suy thận.

5-     Tăng cholesterol máu: Cholesterol là chất béo có trong thực phẩm.Gan sản xuất hầu hết Cholesterol mà cơ thể cần.Trong cơ thể cholesterol được phân bổ ở mọi tế bào và có nhiều công dụng quan trọng. Tuy nhiên khi mức độ cholesterol trong máu lên cao(>200mg/100ml máu) thì nguy cơ bệnh động mạch tim cũng tăng theo.Cholesterol đóng thành miếng nhỏ ở thành mạch máu đưa tới xơ vữa động mạch, cản trở sự lưu thông của máu. Hậu quả gây những cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim

6-     Bệnh tiểu đường: Theo thống kê của hiệp hội Tim Hoa Kỳ thì 65% người bị tiểu đường có thể chết vì một bệnh tim mạch nào đó. Vì thế người bị tiểu đường typ 2 cần điều trị  đúng đắn để tránh rủi ro này. Người VN nói riêng và Châu Á nói chung đều bị bệnh tiểu đường với tỷ lệ khá cao.

7-     Béo phì: Được coi như làm tăng cholesterol, tăng huyết áp (THA) và là nguy cơ đưa tới bệnh động mạch vành tim

8-     Hút thuốc lá: Các nghiên cứu đều chứng minh chất Nicotin trong thuốc lá làm tăng nhịp tim,THA, giảm dưỡng khí nuôi tim, tăng cục huyết, gây tổn thương cho tế bào lòng mạch máu, làm chất béo kết tụ trong lòng động mạch

9-     Không hoạt động cơ thể: Người không vận động có nhiều rủi ro bị cơn đột quỵ tim nhiều hơn người tập thể dục đều đặn. Vận động cơ thể tăng tiêu thụ năng lượng, giảm cholesterol, đường huyết và có thể làm hạ huyết áp. Vận động cũng làm tăng sức mạnh của cơ tim và làm mạch máu bền dẽo hơn.

10-Căng thẳng tâm thần: Rủi ro của stress trong bệnh tim mạch chưa được xác định vì mỗi người đối phó với stress một cách khác nhau.Tuy nhiên nếu liên tục xẩy ra, stress có thể làm tăng nhịp tim và HA. Người bị bệnh tim mà liên tục bị stress sẽ hay bị cơn đau thắt ngực. Trong khi bị stress, thần kinh tiết ra nhiều chất kích thích tố, đặc biệt chất adrenaline. Các chất này làm THA đưa tới tổn thương thành động mạch mà khi lành sẽ cứng và cholesterol sẽ dễ dàng bám vào đó. Stres cũng làm tăng chất gây đông máu, tổn thương đưa tới nghẹt mạch máu và đưa tới cơn đau tim.Ngoài ra, người ở trong tâm trạng căng thẳng cũng ăn nhiều(dễ béo phì),hút thuốc lá và uống rượu nhiều hơn thường lệ.

11-Kích thích tố: Nhiều nghiên cứu cho hay, nữ giới ở kỳ mãn kinh thường hay bị bệnh tim nhiều hơn do nội tiêt tố estrogene của họ giảm rất nhiều. Estrogene được coi như làm tăng cholesterol lành HDL và giảm cholesterol xấu LDL do đó bảo vệ trái tim

12-Rượu bia: Uống nhiều và uống lâu năm, có thể đưa tới mập phì, tăng HA và tăng chất béo triglycerit, với hậu quả là suy tim và tai biến động mạch não.Uống vừa phải dường như lại có tác dụng tốt cho tim. Vừa phải là khoảng 30ml rượu mạnh(40 độ) 100ml rượu vang và 300ml bia, hai lần một ngày.Nữ giới thì một lần thôi.Nhưng nếu chưa bao giờ uống rượu thì chẳng nên uống, vì tác dụng tốt này cũng chưa được mọi khoa học gia đồng ý

* Làm gì để giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch ?

Thay đổi nếp sống đã được các nhà khoa học y học  đồng ý là phương thức hữu hiệu để giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.. Sau đây là những điều ta có thể thực hiện được:

1-     Ngưng hút thuốc lá: Người hút thuốc lá bị cơn suy tim nhiều gấp đôi người không hút thuốc lá.Nên cương quyết ngưng tức thì chứ đừng lần lữa giảm hút dần dần.

2-     Kiểm soát mức cholesterol trong máu: Nên giữ mức cholesterol   200mg/100ml máu. Cholesterol xấu LDL<130mg 00ml="" và="" cholesterol="" lành="" hdl="">40mg/100ml hoặc cao hơn. Để đạt được mục tiêu này nên giảm việc tiêu thụ thực phẩm động vật có nhiều cholesterol và chất béo bão hoà, ăn nhiều rau và trái cây có chất xơ

3-     Đừng để huyết áp lên quá cao: Tăng HA là bệnh thường xẩy ra và là nguyên nhân thứ nhất đưa tới bệnh tim mạch. Giữ HA ở mức độ 120/80 mmHg bằng chế độ ăn uống hợp lý,vận động cơ thể đều đặn, chống béo phì và nếu cần bằng dược phẩm.

4-     Giữ đường huyết mức trung bình: Đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể, nhất là với não bộ. Nhưng nếu quá cao, đường sẽ gây tổn thương cho nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể như suy thận, suy tim, rối loạn thần kinh ngoại vi, giảm thị giác…Nên giữ đường huyết ở mức 80-120mg/100ml trước bữa ăn và 100-140 mg/100ml buổi tối trước khi đi ngủ.

5-     Năng vận động cơ thể giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch rất nhiều:

Ta chỉ cần đi bộ mỗi ngày 30 phút,bơi mươi vòng trong bể bơi hoặc thong thả đạp xe đạp hay khiêu vũ cũng là cách vận động cơ thể tốt với nhiều người. Nên hỏi ý kiến của bác sỹ của bạn trước khi áp dụng chương trình vận động để tránh “cố quá” thành “quá cố”

6-     Dinh dưỡng cân đối hợp lý: Vừa đủ cho nhu cầu các vận động của cơ thể. Giảm muối, đường, thực phẩm có chất béo bão hoà, ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật.ta có thể dùng thêm sinh tố, khoáng chất hoặc các chất chống ô xy hoá, đặc biệt là đối với quý cụ “tóc bạc da mồi”

7-     Tránh béo phì: Để trái tim  khỏi phải cố sức bơm máu nuôi dưỡng cơ thể và cố gắng giảm thiểu những quá mức của hỉ, nộ, ái, ố, lạc, đố kỵ, ghen tuông, cường điệu, vọng ngữ, những stress, những căng thẳng hàng ngày..

TS. Trần Quỳnh Đức




1 Responses»

  1. trần hải linh
    Tháng Hai 13, 2011 • 8:31 sáng

    đột quỵ tim hẹp động mạch vành đã đặt sten . Vậy làm ơn cho tôi hỏi sức khỏe suy giảm bao nhiêu phần trăm , khi đi giám định y khoa để xin hưởng lương hưu mất sức

Theo SuckhoeNCT

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]