Những nguy cơ khi vận động sai

SKĐS - Đặc biệt đối với ng­ười mắc bệnh đái tháo đư­ờng, luyện tập chính là một liệu pháp điều trị bệnh rất quan trọng,

15.5972

Hoạt động thể lực, tập thể dục đều đặn hàng ngày là việc làm cần thiết, rất tốt nhằm nâng cao sức khoẻ cho tất cả mọi người. Đặc biệt đối với ng­ười mắc bệnh đái tháo đườngg, luyện tập chính là một liệu pháp điều trị bệnh rất quan trọng, giúp kiểm soát đường huyết song đối với bệnh nhân đã có biến chứng thì vận động như thế nào?

Nguy cơ gì có thể xảy ra khi tập thể dục?

Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng nên hạn chế vận động. Nhất là đối với bệnh nhân có đường huyết <70 mg/dl=""><3,9 mmol/l);="" có="" ceton="" trong="" nước="" tiểu="" và="">đường huyết lớn hơn 250 mg/dl (13,9 mmol/l); không có ceton trong nước tiểu nhưng có đường huyết trên 300 mg/dl ở đái tháo đường tuýp 1 và trên 400mg/dl ở người đái tháo đường tuýp 2. Những bệnh nhân khi nghỉ ngơi mà có cơn đau thắt ngực cũng cần hạn chế.

Tập thể dục thường xuyên có thể giảm nguy cơ đái tháo đường. Ảnh: Cao Thắng

Người bệnh đái tháo đường tập luyện thì nguy cơ thường gặp và nguy hiểm nhất là hiện tượng hạ đường máu quá thấp, xảy ra ở những bệnh nhân điều trị insulin hoặc dùng thuốc hạ đường máu loại sulfamide. Khi đó, người bệnh sẽ có các biểu hiện đói, run tay chân, vã mồ hôi hoặc hôn mê... giống như hạ đường máu do điều trị insulin hoặc thuốc sulfamide quá liều. Cơn hạ đường máu có thể xuất hiện ngay khi người bệnh đang tập, hoặc sau khi kết thúc bài tập. Thậm chí ở một số bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, nguy cơ này có thể xảy ra rất muộn, sau thời điểm tập 6 - 15 giờ, thậm chí tới 24 giờ nếu bệnh nhân tập nặng và lâu. Ở một số bệnh nhân khi luyện tập ở cường độ cao có thể bị tăng đường máu trong vòng vài giờ sau khi tập.

Nguy cơ thứ 2 có thể gặp là sự gia tăng cơn đau thắt ngực (do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim), thậm chí nhồi máu cơ tim. Một số bệnh nhân bị loạn nhịp tim, trong đó có những loại loạn nhịp nguy hiểm, nhồi máu cơ tim nặng có thể bị đột tử. Ngoài ra, luyện tập không đúng cách có thể làm trầm trọng thêm các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường. Người bệnh sẽ bị tụt huyết áp, ra nhiều mồ hôi và bị mất nước trong quá trình luyện tập.

Vận động đúng - hiệu quả cao

Người bệnh đái tháo đường nên chọn loại hình luyện tập phù hợp với sức khỏe và tuổi tác. Bài tập phù hợp nhất cho người đái tháo đường là đi bộ hằng ngày vào buổi sáng và chiều mát, mỗi lần luyện tập từ 30 - 60 phút. Nên lựa chọn nơi tập luyện bằng phẳng, không gồ ghề, nơi tập luyện có nhiều người cùng tập, như: sân vận động, nhà thi đấu, công viên. Ngoài ra, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh... cũng là những môn thể dục thích hợp với người đái tháo đường. Nếu tập luyện một trong các môn thể thao khác để cho phù hợp với sức khỏe tình trạng bệnh tật thì cần tư vấn của thầy thuốc.

Không vận động lúc đói, tập thói quen vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn giúp hạ đường huyết. Thời gian tốt nhất để vận động khoảng 3 - 4 giờ sau khi ăn. Luyện tập từ từ và tăng dần. Không luyện tập khi mắc các bệnh cấp tính, khi l­ượng đư­ờng trong máu quá cao. Phải kiểm tra bàn chân hàng ngày sau mỗi lần tập. Không nên tập trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Chọn trang phục, giày dép phù hợp: Đúng kích cỡ, vừa chân, đi đứng thoải mái, êm nhẹ, nếu có thể chọn giầy dành riêng cho người bệnh đái tháo đường.

Thạc sĩ Nguyễn Quang

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]