Phòng cảm cúm cho mẹ bầu mùa hanh khô

Thời tiết hanh khô virus sẽ phát triển mạnh, bất kì người nào cũng có thể bị cúm đặc biệt là phụ nữ mang thai khi hệ thống miễn dịch đang yếu.

0
 Các mẹ bầu cần trang bị cho mình sức đề kháng tốt nhất để đối phó với cúm bằng những biện pháp dưới đây.

Rửa tay bằng xà phòng

Các loại virus gây cảm có khả năng lây lan và phát tán mạnh mẽ. Nếu bạn chạm tay vào điện thoại, bàn phím máy tính, nắm cửa… chứa virus thì nguy cơ mắc bệnh khá cao. Bởi vì các loại virus này có thể sống hàng giờ, thậm chí, cả ngày trên bàn tay con người. Vì vậy, bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý chà xát các kẽ ngón tay trong vòng một vài phút và lau khô tay bằng khăn sạch.

Tăng cường uống nước

Bạn nên uống tối thiểu 6-8 cốc nước mỗi ngày khi mang thai. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết cơ thể thiếu nước hay không được phân biệt qua màu sắc của nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu vàng trong, chứng tỏ bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, bạn cần bổ sung thêm nước uống. Nước có tác dụng “súc rửa” và thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Để giảm bớt áp lực cả về thể chất và tinh thần, các bà bầu cần nghỉ ngơi đầy đủ, luôn vui vẻ, đừng để áp lực công việc ảnh hưởng… Tất cả những điều này sẽ góp phần nâng cao khả năng miễn dịch, các virus cúm khó mà xâm nhập.


Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm


Sáng sớm thức dậy dùng nước lạnh rửa mặt có thể tăng cướng khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm rửa mặt để tránh nước lạnh gây kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tránh chỗ đông người
 
Nên tránh hoặc hạn chế đi đến chỗ đông người hoặc nơi công cộng, người càng đông thì nguy cơ bị lây nhiễm càng cao, cho nên biện pháp tránh là lựa chọn tốt nhất.

Uống nước gừng, đường đỏ

Khi bà bầu bị lạnh hoặc cảm thấy sắp bị cảm, uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó lên giường ngủ một giấc, sáng dậy sẽ hết cảm.
 
Thường ngày ăn tỏi tươi, hành củ sống cũng là một biện pháp để phòng chống cảm, đồng thời cũng giúp khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.

Tránh sờ tay lên mặt

Virus gây cảm (bao gồm cảm lạnh và cảm cúm) có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm.

Khi đưa tay lên mặt, vô tình, bạn đã giúp các loại virus này lại gần mũi, miệng và khiến chúng dễ có cơ hội gây bệnh cho cơ thể hơn.

Hậu quả khi bị cúm trong thời gian thai kì

Cảm cúm thông thường hay dịch cúm đều do sự truyền nhiễm qua đường hô hấp mà nên. Các biểu hiện của cảm cúm thông thường như nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho và đau người v.v... có thể xảy ra ở rất nhiều người. Những triệu chứng này ảnh hưởng không lớn đến thai nhi. Nhưng nếu nhiệt độ cơ thể cứ kéo dài ở 39 độ C thì phải thận trọng vì có thể nó sẽ gây dị hình ở thai nhi.

Vi rút của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi bị dị hình, mà khi sốt cao cộng với độc tính của vi rút cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm.

AloBacsi.vn
Theo Thanh Hương - Web Phụ nữ
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]