Phòng tránh viêm tắc tia sữa

Bầu sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho bé. Tuy nhiên khi cho con bú, rất nhiều người mẹ lại gặp phải vấn đề với bầu sữa của mình.

0
Đó là tình trạng viêm, tắc tia sữa hay áp xe vú. Tuy không phải là bệnh nặng nhưng cần phải giải quyết triệt để các vấn đề này để bảo vệ nguồn sữa của bé.

>>  

Tắc tia sữa

Tắc tia sữa là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kì cho con bú, đặc biệt ở bà mẹ sinh con đầu lòng. Triệu chứng điển hình là bầu vú sưng nóng, đau, toàn thân sốt, sợ rét, đau mình.

Khi bị tắc tia sữa, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau.

-    Tận dụng triệt để từng cơ hội cho trẻ bú, bắt đầu từ bên vú " nổi cục" - bạn sẽ thấy  nếu để vú quá căng sẽ khó chịu thế nào.

-    Kiểm tra xem áo ngực có chặt quá không - nếu có, nên thay loại khác.

-    Tìm ra tư thế bú thích hợp để trẻ có thể chủ động bú ở những nơi "nổi cục", cố gắng để cằm trẻ hướng vào nơi nổi cục.

-    Trước khi cho bú, dùng khăn bông ướt chườm lên vú.

-    Khi tắm, nhẹ nhàng mát xa vùng vú bị nổi cục. Bạn có thể dùng một chiếc lược răng thưa, bôi một ít dầu dưỡng da dành cho trẻ sơ sinh, rồi từ từ chải nhẹ lên vú, làm vậy có thể giảm bớt hiện tượng nổi cục.

-    Khi cho bú, mát xa nhẹ nhàng vú.

Chỉ cần xử lí kịp thời thì hiện tượng tắc tia sữa sẽ biến chuyển tốt trong vài ngày. Nếu không, nên đi khám để được bác sĩ tư vấn. Khi thấy xuất hiện triệu chứng giống như cảm cúm thì nhất thiết phải đi khám ngay.

Máy hút sữa bằng tay có thể dùng để chữa tắc tia sữa.

Viêm tuyến sữa

Viêm tuyến sữa phân thành 2 loại: viêm mang tính truyền nhiễm và viêm không mang tính truyền nhiễm. Triệu chứng của bệnh giống như tắc tia sữa, song kèm theo đó là những biểu hiện như sốt, lạnh, run người.

Viêm tuyến sữa không mang tính truyền nhiễm là do sữa ở các tia bị tắc thấm vào huyết quản gây ra, nguyên nhân thường là do trẻ bú không đúng tư thế. Sau khi bị viêm tuyến sữa, máu sẽ làm cho sữa trở thành protein khác thường, do vậy sinh ra triệu chứng giống như cảm cúm.

Cách xử lý

-    Trước khi cho trẻ bú, chườm khăn ấm lên vú, có thể làm cho tia sữa bị tắc lưu thông, giảm đau.

-    Cho trẻ bú càng nhiều càng tốt.

-    Cố gắng nghỉ ngơi đủ.

-    Uống nhiều nước.

-    Vận động cánh tay, thúc đẩy tuần hoàn.

-    Uống ibuprofen hoặc paracetamol (theo chỉ dẫn của bác sĩ).

-    Sau 12 - 24 tiếng vẫn cảm thấy khó chịu thì phải đi khám.

Viêm tuyến sữa mang tính truyền nhiễm là do vi khuẩn, thông thường xuất phát từ mũi hoặc khoang miệng của trẻ, xâm nhập vào vú gây ra. Lấy một ít sữa làm xét nghiệm là biện pháp duy nhất để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân của bệnh. Nếu vắt hết sữa ra sau 12-24 tiếng vẫn không có hiệu quả thì cần phải uống thuốc kháng sinh, dù thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ (buồn nôn, đi ngoài và tưa miệng). Nếu viêm tuyến sữa không được giải quyết kịp thời thì có thể dẫn tới áp xe vú.

Cách xử lý

-    Nhờ bác sĩ kê một số thuốc kháng sinh an toàn.

-    Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, nên ăn nhiều sữa chua hoạt tính một chút.

Áp xe

Nếu bệnh viêm vú không được trị sớm, nó sẽ phát triển thành áp xe vú. Vú sẽ rất đau, những chỗ bị sưng tấy dường như ứ đầy dịch.

Cách điều trị: Trị dứt nghẽn ống dẫn sữa sẽ tránh viêm vú và áp xe vú. Thông thường nên trị thông ống sữa tắc nghẽn trong một hai ngày.

-    Vẫn cho trẻ bú, vì hoàn toàn an toàn, mặc dù vi khuẩn trong bầu vú có thể theo vào trong cơ thể trẻ.

-    Nếu người mẹ không muốn cho con bú thì phải vắt sữa ra cho trẻ. Nên vắt vài lần/ngày. Nếu không vắt sữa, sữa có thể khô kiệt hoàn toàn.

-    Cho trẻ bú bên vú không bị viêm.

-    Nhúng miếng thấm ngực vào nước ấm và áp lên vú để dịu đau, có thể làm như vậy vài lần/ngày.

-    Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

-    Nhờ bác sĩ  tư vấn xem nên uống thuốc kháng sinh gì để khỏi phải hút mủ (nhất nhiết phải để bác sĩ  khám kĩ để đảm bảo kê thuốc kháng sinh an toàn cho bạn). Nếu không, cần đi bệnh viện để mổ, hút khối viêm.

-    Cho trẻ bú trở lại sau khi khỏi viêm càng sớm càng tốt, có thể sau 1-2 ngày.

>>  

AloBacsi.vn (Theo mangthai.vn)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]