Viêm ngứa âm đạo có thể do nấm, tạp khuẩn hay trùng roi. Và dù có bị viêm âm đạo do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì cũng đều có thuốc điêu trị, nếu bệnh tái phát hoặc do điều trị không đúng và đủ thuốc và thời gian thi chị em nên đến gặp các bác sĩ để khám phụ khoa tổng thể để tìm ra phương pháp điều trị họp lý và hiệu quả. Sau đây là những loại thuốc điều trị viêm âm đạo ở chị em phụ nữ theo nguyên nhân mà chị em nên biết để áp dụng cho mình.

Điều trị theo nguyên nhân viêm âm đạo

– Viêm âm đạo do trùng roi: Thuốc điều trị chủ yếu là Metronidazole 500 g, dùng 2 lần một ngày với liệu trình từ 5-7 ngày hoặc Metronidazole 2g chỉ uống 1 liều duy nhất. Trường hợp đặt thuốc viêm âm đạo thì có thể dùng thuốc Metronidazole, Flagyl với liệu trình liên tục 21 ngày. Cần phải điều trị cho cả hai vợ hoặc chồng để dứt điểm nguồn lây.

– Viêm âm đạo do nấm: Thì việc điều trị thường khó khan hơn so với viêm âm đạo do trùng roi, bởi nấm phát triển nhanh, dễ lây và hay tái phát. Có thể dùng các loại thuốc điều trị dưới dạng kem hoặc viên thuốc đặt trong âm đạo và viên uống như: Nystatin viên 100.000 UI, đặt 1 viên trong âm đạo trong 10 ngày liên tục hoặc Clotrimazole viên 100 mg đặt 1 viên mỗi ngày trong 6 ngày liên tiếp hay Sporan viên nang 100 mg, dùng để uống 2 viên mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp. Kết hợp với các loại thuốc bôi ngoài âm hộ như: Nizoral. Cần điều trị cho cả chồng bằng thuốc uống và các loại thuốc bôi tại chỗ.  Một điều kiện quan trọng khi chữa bệnh đó là nên mặc đồ lót thoáng, mát, sạch và dễ thấm nước, sau khi giặt cần được phơi dưới nắng. Vệ sinh âm đạo bằng nước đun sôi để nguội hoặc có pha thuốc rửa của phụ nữ như Gynophar.

– Viêm âm đạo do vi khuẩn: Metronidazole được đánh giá là một trong những loại thuốc điều trị có hiệu quả nhất khi dùng với liều lượng như với viêm âm đạo do trùng roi kết hợp với dùng kem Clidamycin bôi trong 7 ngày hoặc dùng thuốc uống dạng viên 300 mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày liên tiếp và không cần thiết phải điều trị cho chồng.

Phòng tránh và ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt, trong kỳ thai nghén, hậu sản, trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Không nên mặc quần lót quá chật hoặc còn ẩm ướt, phơi chưa khô.
  • Không nên thụt rửa âm đạo tùy ý, quá sâu mà không có chi định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dùng nước sạch để tắm rửa, vệ sinh, không nên đi bơi và tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước bẩn.
  • Các dung dịch có chất tẩy rửa mạnh hay xà bông tuyệt đối không nên dùng để vệ sinh âm đạo.