1. Tổng quan về viêm âm đạo do nấm:

Hiện nay có khoảng 75% phụ nữ mắc chứng viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời và có đến một nửa trong số đó mắc lại lần thứ hai trong đời. Dựa vào những biểu hiện của bệnh, vi sinh học hay các yếu tố ký chủ, và phương thức điều trị, viêm âm đạo do nấm được chia làm hai loại là loại không có biến chứng và loại có biến chứng. Trường hợp viêm âm đạo có biến chứng cần phải được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hợp lý.

  • Viêm âm đạo không có biến chứng gồm: viêm không thường xuyên với mức độ nhẹ sảy ra ở những phụ nữ có mức độ viêm nhẹ. Thuốc điều trị trong trường hợp này là được khuyến cáo là phác đồ điều trị ngắn hạn, có thể là dung một liều duy nhất trong thời gian từ 1 – 3 ngày bằng các nhóm thuốc azol tác dụng tại chỗ cho hiệu quả điều trị tốt hơn nystatin. Loại thuốc này giúp giảm các triệu chứng và 80 – 90% âm tính dịch cấy ở bệnh nhân điều trị đầy đủ.
  • Viêm âm đạo có biến chứng gồm các trường hợp viêm bị tái phát, có mức độ viêm nặng, hoặc nhiễm non – albicans hay ở những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường chưa kiểm soát được, hoặc đang mang thai hay ở những phụ nữ có hệ miễn dịch suy giảm… Trường hợp này, người bệnh được khuyến cáo dùng thuốc kháng nấm trong điều trị các trường hợp viêm có biến chứng của CDC:

  • Trường hợp viêm bị tái phát:

Trường hợp viêm âm đạo tái phát do C. albican có thể dung thuốc nhóm azole để điều trị trong thời gian ngắn, thêm vào đó để kiểm soát nấm có thể điều trị trong thời gian dài với thuốc tác dụng tại chỗ dung trong 7 – 14 ngày hay fluconazol 100, 150 hay 200mg, mỗi ngày uống 3 liều trong vòng 3 ngày trước khi bắt đầu điều trị dứt điểm. Điều trị duy trì trong thời gian dài giúp ngăn chăn nấm phát triển, nhưng có đến 30 – 50% phụ nữ vẫn tái phát khi không tiếp tục điều trị duy trì.

  • Trường hợp viêm nặng:

Những trường hợp trên thường nếu điều trị bằng thuốc uống đều không có nhiều tác dụng, theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa nên dùng thuốc nhóm azole có tác dụng nhanh trong 7 – 14 ngày hoặc dùng fluconazol 150mg uống x 2 lần, mỗi lần cách nhau 72h.

  • Viêm non – albicans:

Trường hợp viêm non – albicans vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân tuy nhiên phương pháp điều trị bằng thuốc nhóm nonfluconazol azol tại chỗ hoặc uống trong 7 – 14 ngày vẫn có tác dụng. Trường hợp tái phát, sử dụng acid boric 600 mg đặt âm đạo 1 viên/ ngày x 14 ngày.

  • Với phụ nữ có thai:

Với chị em phụ nữ mang thai nên dung thuốc nhóm thuốc azol dạng tại chỗ trong vòng 7 ngày và chống chỉ định với fluconazol. Thêm vào đó nên dùng natri bicarbonate ngâm rửa để làm giảm ngứa bên ngoài khi bị viêm nhiễm do nấm.

  1. Một số nhóm thuốc kháng nấm thường dùng:

2.1. Nhóm azol tác dụng toàn thân:

Một số chất dẫn xuất có tác dụng toàn thân gồm miconazol, ketoconazol (imidazol) và fluconazol, itraconazol (triazol). Các nhóm triazol có tác dụng ức chế chọn lọc cytocrom P450 của nấm để giảm độc tính về mặt nội tiết trị các chứng vú to ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Trong đó, Fluconazol và itraconazol sẽ được hâp thụ tốt qua đường ruột để phân bổ vào các mô của cơ thể, Fluconazol thải ra trong nước tiểu phần lớn ở dạng hoạt tính, không bị ảnh hưởng bởi các loại thức ăn hay acid dịch vị. Còn itraconazol được chyển hóa và phân hủy tốt ở gan giúp hấp thụ ngay sau khi uống. Thêm vào đó, môi trường acid dịch vị cũng giúp thuốc được hấp thu tốt. Nếu được sử dụng cùng với các loại thuốc kháng acid/ kháng H2/ omeprazol thì tác dụng của thuốc này giảm đáng kể, không có khả năng kháng nấm nữa.

2.2. Nhóm azol tác dụng tại chỗ:

Bao gồm:

Dẫn xuất imidazol: miconazol, ketoconazol, econazol, clotrimazol, tioconazol…

Dẫn xuất triazol: terconazol, butoconazol…

Không có quá nhiều sự khác biệt về tác dụng của hai loại dẫn xuất này với liều lượng như nhau. Bởi vậy, bệnh nhân có thể chọn lựa bất kỳ loại thuốc nào dựa vào kinh tế và những chống chỉ định của hai loại thuốc này. Trong trường hợp, viêm âm đạo do Candida ở phụ nữ mang thai thì nhóm imidazol có hiệu quả tốt hơn nystatin với khoảng thời gian điều trị nên là 7 ngày để có thể chữa trị dứt điểm hơn.

2.3. Nystatin:

Chỉ định được dùng trong các trường hợp nhiễm Candida ở da, niêm mạc. Nystatin có tác dụng chống bội nhiễm C. Albican ở đường tiêu hóa trong quá trình điều trị kháng sinh. Có tác dụng với mội đối tượng và dùng trong trường hợp điều trị lây dài.