Trẻ chậm lớn, rụng tóc là do thiếu kẽm

Có khoảng 25 - 40% trẻ em bị thiếu kẽm. Thiếu kẽm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ lại không biết cơ thể con mình bị thiếu kẽm.

15.5911
PGS Nguyễn Thị Lâm - Viện phó Viện Dinh dưỡng - cho biết, với trẻ nhỏ, dấu hiệu thiếu kẽm thường thấy là ăn không ngon, chán ăn, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành. Thiếu kẽm cũng gây sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn.

Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, làm trẻ dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh. Kẽm giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật do thúc đẩy các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, làm lành vết thương. Việc thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, khiến ta dễ bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt rét...

Một nghiên cứu của Nhật Bản vừa cho biết, sau khi tìm thấy số lớn các trẻ tự kỷ và những bệnh liên quan đều thiếu vi chất này. Việc bổ sung kẽm cho trẻ có cân nặng sơ sinh thấp cho thấy sự tăng trưởng tốt cả về chiều cao và cân nặng trong 6 tháng đầu đời. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bổ sung kẽm giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và làm giảm tỉ lệ tử vong trên 50%.

Để phòng thiếu kẽm cho trẻ, nên cho trẻ ăn thức ăn nhiều kẽm như tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc,...), giá đỗ. Với trẻ nhỏ, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ, vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Các bà mẹ nên thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài tới 2 tuổi. Người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho hai mẹ con.

AloBacsi.vn
Theo Đ.A - Lao động
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]