10 bài thuốc chữa bệnh từ hoa thiên lý

Hoa thiên lý có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Ngoài ra, hoa thiên lý còn là bài thuốc quý chữa bệnh: rôm sảy, tiểu buốt, mất ngủ...

15.6807

Tác dụng của hoa thiên lý

Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tác dụng chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non, báo Sức khỏe đời sống cho biết.

Thông thường nhân dân vẫn dùng hoa thiên lý để nấu canh ăn, có công hiệu mát bổ, an thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc, bớt mệt mỏi, chữa sốt nhẹ, lao lực…

Hoa thiên lý còn có tên khác là dạ lý hương, dạ lài hương, là loài cây dây leo, vào loại nhỡ, phân chia làm nhiều nhánh, non có lông và nhựa nước. Lá mọc đối, gốc hình tim, có màu xanh lục bóng.

Hoa thiên lý mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có nhiều hoa màu vàng lục nhạt, cánh hoa hợp thành ống dài, trên chia thùy hẹp dài, quả hạt dài.

Cây thiên lý thường ra hoa vào mùa hè. Nhân dân thường trồng thiên lý để làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh ăn, vừa là món ăn ngon lại có tác dụng giải nhiệt, phòng ngừa rôm sảy, mụn nhọt và chữa mất ngủ.

Bài thuốc chữa bệnh từ hoa thiên lý

1. Phòng rôm sảy ngày hè

Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn dặm.

2. Trị giun kim

Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7-10 ngày sẽ hiệu quả.

3. Chữa trĩ ngoại

Lá thiên lý (chọn lá non và bánh tẻ) 100 g, muối ăn 5 g. Lá thiên lý rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30 ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông, đắp lên chỗ lòi dom (sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím); sau đó băng lại như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần, thường sau 3-4 ngày thì khỏi.

4. Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt

Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.

5. Giúp thư giãn, giảm căng thẳng

Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm bằng việc hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.

Hoa thiên lý là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả

6. Chữa đinh nhọt

Lấy lá cây thiên lý 30-50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.

7. Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng

Lấy rễ cây thiên lý từ 10-20g, sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.

8. Chữa yếu sinh lý và cải thiện vô sinh ở nam giới

Hoa thiên lý giàu kẽm giúp tăng chất lượng và số lượng tinh trùng ở những nam giới suy yếu sinh lý, nó giúp cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới bị nhiễm chì.

Liều dùng hoa thiên lý trong các bài thuốc phổ biến từ 20 g đến 30 g (100-200 g tươi). Khi chế biến các món ăn với hoa thiên lý, lưu ý không xào nấu quá chín sẽ làm giảm các dưỡng chất và dập nát cánh hoa, mất ngon.

9. Chữa sa dạ con

Lá thiên lý (chọn lá non và bánh tẻ) 100 g, muối ăn 5 g. Lá thiên lý rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30 ml nước cất. Cách này sẽ cho kết quả sau 3-4 ngày. Trong số 9 bệnh nhân sa dạ con được điều trị bằng phương pháp này, có 8 người khỏi bệnh.

10. Trị suy nhược, hoa mắt, chóng mặt

Hoa thiên lý, bạch cúc, mỗi vị 10g; ngải cứu 12g; rau má, lá đinh lăng, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 5 ngày.

Lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý

Hoa thiên lý dùng làm thức ăn có vẻ là an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, khi dùng làm thuốc và liều cao thì hoa thiên lý cũng có thể gây ra một số dị ứng, theo báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh.

Nên đọc

Hiện chưa có đủ thông tin khoa học để xác định một phạm vi thích hợp về liều lượng nhưng hãy nhớ rằng các sản phẩm thiên nhiên không phải luôn an toàn và liều lượng có thể rất quan trọng. Khi dùng để chữa bệnh hãy tham khảo ý kiến ​​dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.

Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú nếu liều cao hơn dùng làm thức ăn. Liều thích hợp của hoa vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác của người sử dụng, tình trạng bệnh lý và một số điều kiện khác.

Không chỉ hoa thiên lý mới có vị thuốc mà rễ, lá của thiên lý cũng được dân gian dùng chữa bệnh rất tốt. Rễ thiên lý có tác dụng chữa đái buốt, nước tiểu lẫn máu hoặc có cặn trắng, dùng 12-20 g/ngày dưới dạng thuốc sắc.

Lá thiên lý có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, kích thích mọc da non, thường dùng để đắp lên mụn nhọt, những vết loét, chữa trĩ ngoại (lòi dom) và sa dạ con, liều dùng 12-20 g/ngày.

Mỹ Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]