10 dấu hiệu cho thấy bạn đang tụt hậu trong lớp học

Bạn đến lớp mỗi ngày nhưng lại không quá quan tâm tới việc các thành viên trong lớp đang làm gì. Những dấu hiệu sau đây cho thấy bạn thực sự tụt hậu lại trong lớp học.

15.5981

Những dấu hiệu dưới đây giúp bạn nhận ra bản thân đang “tụt hậu” so với các bạn trong lớp: 

- Điểm trung bình trên lớp thường là điểm C hoặc thấp hơn.

- Thường xuyên bị giáo viên yêu cầu làm thêm bài tập.

- Không thể hoàn thành hết các bài tập dù rất cố gắng.

- Cảm thấy chán nản mỗi khi phải học bài ở nhà.

- Phải mượn vở của bạn để chép bài tập cho đủ mà không biết đúng hay sai.

- Lo lắng đến thót tim mỗi khi giáo viên kiểm tra miệng hoặc gọi lên bảng làm bài tập.

- Làm việc riêng trong giờ thay vì nghe giảng.

- Không biết trên lớp thầy cô đã dạy đến bài nào.

- Cuống quít mua một đống sách vở, tài liệu hướng dẫn giải đề để “học tủ” khi kỳ thi đến gần.

- Đọc lại kiến thức đã học và thấy nó... mới toanh.

Việc “tụt hậu” với các bạn trong lớp mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như là bạn có thể thi lại hầu hết các môn thậm chí là học lại nếu kết quả quá tệ. 

Và dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể bắt kịp bạn bè

 Lập danh sách những “lỗ hổng” kiến thức: Khá khó khăn cho bạn khi phải tự kiểm điểm bản thân, liệt kê ra những thiếu sót và rất có thể bạn sẽ bị “khủng hoảng tinh thần” khi nhận ra mình bị trống quá nhiều. Hãy dũng cảm đối mặt với sự thật, chỉ có như vậy mới có thể giúp bạn tiến bộ được.

Nói với giáo viên: Nói chuyện với giáo viên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn lực học của mình đang ở mức nào. Và họ cũng biết cách giúp bạn giảm bớt căng thẳng và tập trung vào những điểm quan trọng để có thể nhanh chóng bắt kịp với các bạn.

Lên kế hoạch bù đắp kiến thức: Lên kế hoạch cụ thể cho công việc từng ngày, mỗi ngày một ít. Việc bù đắp lại kiến thức là cả một quá trình, nóng vội chỉ làm bạn bị rối và càng thấy áp lực. Do đó, mỗi ngày chỉ cần dành ra 1-2 tiếng để xem lại kiến thức cũ, kết hợp với học kiến thức mới. Sau một vài tháng, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi của bản thân.

Tận dụng mọi sự giúp đỡ: Hãy chia sẻ mục tiêu của bạn với gia đình, giáo viên hay thậm chí là bạn bè. Đừng xấu hổ khi bị “tụt hậu”. Mọi người có thể nhiệt tình ủng hộ bạn bằng nhiều cách như giúp bạn loại bỏ những phiền phức ảnh hưởng đến việc học hành, động viên tinh thần mỗi khi bạn mệt mỏi, nhắc nhở bạn mỗi khi xao nhãng việc học,...

 Thư giãn: Nghe có vẻ vô lý nhưng thực sự thư giãn là một phần rất quan trọng trong quá trình “chạy đua” để bắt kịp bạn bè. Việc học hành bết bát đã khiến bạn chịu rất nhiều áp lực. Tâm trạng lo lắng và căng thẳng dễ khiến bạn mệt mỏi và muốn buông xuôi. Thư giãn giúp bạn lấy lại bình tĩnh để tiếp tục “chiến đấu”.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]