4 cách khích lệ tinh thần cho bé mẫu giáo

Ở lứa tuổi mẫu giáo, gần như bé sẽ không có quá nhiều vấn đề để bạn phải bận tậm. Tuy vậy, bé cũng rất dễ bị căng thẳng bởi những việc không vui như bị bắt nạt hay chẳng may bị cô giáo phạt ở trường. Trong những trường hợp này, việc tìm những ý tưởng để đem lại niềm vui tức thời cho bé sẽ không mang lại những ích lợi lâu dài so với việc giúp bé củng cố một tinh thần vui vẻ, lạc quan để vượt qua nỗi buồn và sự tức giận

15.5944

Những cách như mua bánh, dắt trẻ đi chơi, mua cho chúng một món quà…chỉ mang tính trước mắt, không lành mạnh và sẽ để lại nhiều hậu quả sau này cho bé như việc tăng cân, cận thị, sống khép kín… Chính những lựa chọn của bạn sẽ góp phần hình thành nên nhân cách tốt đẹp cho bé hôm nay và sau này để rồi khi “vấp ngã”,  bé sẽ biết cách tự mình đứng lên!

Chơi cùng bé

Khi bécảm thấy buồn về một người bạn nào đó ở trường, bạn chỉ cần dành thời gian cho bé. Trẻ em sẽ thực sự phát triển vượt bậc khi chúng cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ cha mẹ vì lúc này bé biết rằng bé đang được yêu thương và khiến bé cảm thấy mình đặc biệt.

Một trong những cách tốt nhất để thể hiện điều này chính là việc bạn vui chơi và cùng con làm một việc gì đó ý nghĩa. Chẳng hạn, đi bộ hoặc đi xe đạp cùng nhau vàdạy cho bé hiểu rằng vận động có thể giúp bé kiềm chế sự căng thẳng và suy nghĩ tích cực hơn.
 

Trò chuyện

Trẻ con ở tuổi mẫu giáo thường khó có thể diễn tả cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ. Bé sẽ chưa thể nói với bạn như “Mẹ ơi, con cảm thấy không hài lòng, thất vọng hay chán nản…”. Lúc này bé chỉ biết là mình không vui thôi.

Đây là lúc bé cần bạn hỗ trợ để diễn đạt cảm xúc của mình. Những lời trò chuyện với bé như “Có vẻ con đang buồn vì bạn Minh không chịu ngồi ăn trưa cùng con phải không?” hay “Mẹ đoán là con đã cảm thấy mình bị tổn thương khi bạn Vân không chơi với con”…

Là cha mẹ, điều quan trọng là bạn không được xem thường những cảm xúc của con em mình. Khi bé nói với bạn là bé đang buồn, sợ hãi hay lung túng về việc nào đó, điều quan trọng bạn cần làm là bạn hãy ngồi xuống và nói chuyện với bé để xác định rõ cảm xúc của bé lúc này và giúp bé cảm thấy an tâm vì lúc nào cũng có cha mẹ chia sẻ cùng bé.

Sau đó, bạn sẽ nói về những gì bé có thể làm trong tình huống tương tự  đểcảm thấy tốt hơn, chẳng hạn như ngồi hoặc chơi với một người bạn khác. Tiếp theo, hãy cho bé biết cách làm thế nào để bé có thể cảm thấy tốt hơn vào lúc này như “Chúng ta hãy đi dạo cùng nhau nhé! “. Hãy dạy bé nhớ rằng khi cơ thể của bé được hoạt động có thể sẽ giúp bé cảm thấy tốt hơn.

Điều cốt lõi làm cho phương pháp nói chuyện này hiệu quả chính là sự lắng nghe và thông cảm cho con

Để cho bé có không gian riêng của mình

Trẻ em thường đã quen với tiếng ồn của các thiết bị điện tử lúc bé vui chơivà tiếng nói của  những đứa trẻ khác. Vì vậy một chút yên tĩnh có thể là khoảng thời gian “nghỉ giữa hiệp” thú vị dành cho bé. Nó có thể giúp bé thư giãn và bình tĩnh hơn. Sau khi bạn nói chuyện với bé, hãy để cho bé có một thời gian yên tĩnh, tránh khỏi những âm thanh của ti vi, xem video, các trò chơi điện tử… Dành thời gian quá nhiều cho những hoạt động này sẽ làm cho bé trở nên thụ động và chậm chạp hơn khi tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự di chuyển và linh hoạt.

Bạn nên dạy cho bé biết cách tận hưởng khoảng thời gian yên tĩnh một mình vì đây là lúc bé sẽ tự“chơi” với chính mình. Điều này sẽ dạy cho bé biết cách tự lực cánh sinh sau này. Bé sẽ không phải phụ thuộc vào bất cứ ai hay điều gì để giúp mình được thư giãn, giải trí.

Bé có thể ngồi tĩnh tâm, trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là điều rất cần thiết và bạn nên khuyến khích bé phát triển kỹ năng này.

Cho bé đi ngủ

 Đôi khi trẻ em trở nên cáu kỉnh hoặc khó chịu chỉ bởi vì bé cảm thấy mệt mỏi. Trẻ em ở độ tuổi đi học 5-12 tuổi cần khoảng 10-11 giờ cho giấc ngủ tối.

Để đạt được điều này, bạn cần tập cho bé thói quen đi ngủ có giờ giấc cụ thể. Trước khi đi ngủ, bạn và con sẽ nói với nhau về ngày hôm nay như thế nào, đi tắm và đọc truyện cho bé nghe. Trong phòng của bé, bạn nên chỉnh ánh sáng đèn ở mức thấp và nhiệt độ phòng mát mẻ khi ngủ.Bên cạnh đó, bạn cũng nên dạy cho bé hiểu rằng cơ thể của bé cần phải ngủ để bé có đủ năng lượng để học tập và vui chơi.

Tin vui cho bạn là trẻ em ở độ tuổi này dễ dàng điều chỉnh hay khôi phục lại hành vi của mình khi chúng gặp điều gì đó không vui, miễn là bạn có cố gắng và nhạy cảm với những gì đang diễn ra với con mình, luôn bên con khi con cần.

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]