6 điều nên biết về ung thư vú

Dân trí Mặc dù ngày càng có nhiều khối u được phát hiện từ rất sớm; tiến triển của bệnh chậm lại và tỉ lệ tử vong giảm… nhưng ung thư vú vẫn tiếp tục là căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ và có tỉ lệ tử vong chỉ sau ung thư phổi.

15.6042

Không có cách duy nhất nào để phòng ngừa hữu hiệu bệnh ung thư vú nhưng phối hợp các phương pháp dưới đây sẽ mang lại sự khác biệt lớn:

 

1. Tăng cân

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng cân là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú ở chị em trong độ tuổi mãn kinh. Nghiên cứu của Viện Ung thư Mỹ cho thấy những phụ nữ tăng 10 - 15kilô (sau tuổi 18) sẽ tăng 40% nguy cơ bị ung thư vú sau khi mãn kinh so với những phụ nữ chỉ tăng ít hơn 2kilô. Tác nhân chính là estrogen. Chất béo chính là nguyên liệu sản xuất estrogen, duy trì sự tồn tại của hormone này ngay cả khi buồng trứng ngừng hoạt động (mãn kinh).

 

Phải làm gì? Điều duy nhất bạn phải làm là tránh tăng cân quá nhiều khi đã bước qua tuổi 18 và hãy cố gắng giữ cân nặng lý tưởng khi bước vào tuổi mãn kinh. Nếu bạn có trọng lượng vượt mức cho phép thì hãy cố gắng giảm cân.

 

5 nguyên tắc phòng ngừa ung thư vú

 

- Tăng cường rau quả tươi

 

- Tăng cường vận động thể lực

 

- Tránh tình trạng thừa cân, béo phì

 

- Hạn chế chất cồn

 

- Uống axit folic bổ sung

2. Cường độ hoạt động

 

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thường xuyên rèn luyện thân thể có nguy cơ bị bệnh ung thư vú thấp hơn so với những chị em lười hoạt động. Bạn có thể giảm 20 - 30% nguy cơ ung thư vú bằng cạch dành ít nhất 3 - 4 giờ/tuần cho việc luyện tập, từ vừa phải (đi bộ, yoga) đến các môn thể thao sôi nổi, đòi hỏi sức lực (đua xe, chạy, aerobic). Luyện tập cũng giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh nếu bạn đã từng điều trị ung thư vú.

 

Luyện tập thường xuyên là một trong những bí quyết giúp duy trì cân nặng lý tưởng, tác động tích cực tới sự tuần hoàn của hormon và tiết giảm estrogen ở mức hợp lý. Nó cũng tác động tới mức insulin và insulin tăng trưởng, những nguyên liệu giúp các tế bào ung thư vú sinh sôi, phát triển.

 

Phải làm gì? Để giảm nguy cơ ung thư vú, Viện Ung bướu Hoa Kỳ khuyến nghị luyện tập vừa phải với thời lượng 45 - 60 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần (việc luyện tập này cũng giúp giảm các nguy cơ bị bệnh mãn tính khi về già). Những bài tập đơn giản như đi bộ, bơi lội… là cách tốt nhất để duy trì sinh lực. Ngoài ra, bạn có thể làm việc nhà hoặc làm vườn nếu bạn đang có bệnh liên quan đến đường hô hấp.

 

3. Chất cồn

 

Những phụ nữ uống rượu thường xuyên hoặc chỉ cần vài lần trong tuần cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư vú. Hiện vẫn chưa có bất kỳ lý giải xác đáng nhưng có thể rượu làm tăng lượng estrogen hoặc tương tác với chất sinh ung thư, ức chế khả năng tự giải độc của cơ thể.

 

Một số nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng rượu liên quan trực tiếp với sự gia tăng nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ không được cung cấp đầy đủ axit folic. Theo chuyên gia dinh dưỡng của ĐH Walter Willett, những người uống rượu nhưng vẫn bổ sung đều đặn 600 micrograms (mcg) axit folic mỗi ngày ít bị ung thư vú hơn.

 

Phải làm gì? Những phụ nữ thuộc nhóm có nguy cơ bị ung thư vú nên hạn chế uống rượu. Những phụ nữ bị ung thư vú hoặc có một số yếu tố nguy cơ khác thì nên bỏ rượu. Nếu không thể bỏ rượu, hãy uống thêm ít nhất 400mcg axit folic/ngày, ngoài ra uống thêm vitamin bổ sung hoặc các thực phẩm giàu folate như rau lá xanh, lê, đỗ hoặc các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng.

 

4. Vitamin D

 

Ngày càng có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy vitamin D có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh ung thư trong đó có ung thư vú.

 

Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ hấp thụ nhiều vitamin D (ra nắng) ngay từ khi còn trẻ ít bị ung thư vú hơn so với các nhóm khác. Một cuộc khảo sát về sự liên quan giữa huyết áp cao do vitamin D cũng cho thấy vitamin D giúp giảm 50% nguy cơ ung thư vú. Mức khuyến cáo là 400 IU/ngày đối với phụ nữ trong độ tuổi 50 - 70.

 

Phải làm gì? Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên uống 800 - 1.000 IU/ngày đối với người trưởng thành nếu cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin D từ ánh nắng nhằm bảo vệ hệ xương và giảm nguy cơ ung thư.

 

Các thực phẩm giàu vitamin D và kể cả ánh nắng cũng không thể đủ cung cấp lượng vitamin D cần thiết. Vậy nên cách tốt nhất là uống vitamin D bổ sung.

 

5. Nguy cơ y học

 

Nghiên cứu về sức khỏe của bà mẹ cho thấy những phụ nữ uống thuốc tránh thai có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn nhưng nguy cơ này sẽ giảm nếu thời gian uống thuốc dưới 10 năm. Một nghiên cứu khác cho thấy những phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú trước tuổi 50 sẽ cao hơn các nhóm khác nếu uống thuốc tránh thai khi chưa từng mang thai, sinh nở.

 

Nguyên do chính là do nạp vào cơ thể một lượng hormone kết hợp (estrogen và progestin) trong một thời gian dài. Với các thuốc chỉ chứa estrogen thì hoàn toàn không làm tăng nguy cơ ung thư.

 

Nhiều nghiên cứu khác cho thấy những phụ nữ uống thuốc chống sẩy thai (DES) trong suốt giai đoạn bầu bí cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn, thậm chí con gái của những bà mẹ này cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn các trẻ khác.

 

Phải làm gì? Bất kỳ loại thuốc tránh thai và các loại hormone tránh thai dạng tiêm, cấy bao giờ cũng có tác dụng phụ nên bạn cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ nếu định dùng chúng lâu dài. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ sẩy thai cao thì hãy trao đổi với bác sĩ để tìm phương pháp phù hợp, ít tác dụng phụ nhất.

 

6. Ngực lớn

 

Bộ ngực được xem là lớn khi lượng mỡ nhiều hơn hẳn tuyến sữa, dây chằng. Đặc điểm này thường gặp ở các cô gái trẻ nhưng cũng có thể gặp ở các bà các mẹ, đặc biệt nếu họ uống hormone kết hợp (thuốc tránh thai). Ngực lớn cũng có liên quan tới yếu tố di truyền.

 

Các nhà khoa học hiện cũng chưa rõ tại sao những phụ nữ ngực lớn lại có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn. Có lẽ do những bộ ngực lớn có nhiều tế bào hơn và vì thế nguy cơ bị các yếu tố tăng trưởng và các hormon “chia rẽ, phân hóa” lớn hơn. Trong thực tế, yếu tố tuổi tác và hai gien BRCA1, BRCA2 tác động mạnh nhất tới nguy cơ ung thư.

 

Phải làm gì? Thật không may là rất khó để phân biệt các khối u lành và u ác tính ở những bộ ngực lớn thông qua chiếu chụp thông thường do các khối u và các thành phần tạo nên bộ ngực đều có màu trắng hay phát hiện các khối u ngay từ khi còn nhỏ bằng cạch sờ nắn. Siêu âm và chụp cộng hưởng từ sẽ giúp phát hiện các khối u hiệu quả hơn. Vậy nên, cách tốt nhất là bạn thường xuyên đi kiểm tra định kỳ tại các trung tâm ung biếu kỹ thuật cao.

 

Nhân Hà

Theo MSN 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]