7 bí quyết dự đoán kinh tế

Dự đoán tình hình mua bán và dòng chảy đồng tiền chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế bất ổn và phức tạp. Tuy nhiên, không có gì là không thể.

15.6004

Mời các bạn theo dõi bài "7 bí quyết dự đoán kinh tế" do Kim Quy trình bày.

[MEDIA:audio]

Công ty sẽ cần chi những khoản gì? Khi nào thì tiền lãi mới đổ về tài khoản ngân hàng? Diễn biến của hoạt động mua bán?...
Bí quyết dự đoán tình hình thương mại năm 2011 như sau:

1. Lập kế hoạch để có thể đương đầu với tình huống xấu, nhưng không quên làm đề án chuẩn bị cho cơ hội tốt

Dự đoán tình hình mua bán và dòng chảy đồng tiền chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế bất ổn và phức tạp.
Ethan Siegel, CEO của Orb Audio tiết lộ bí quyết: “Chúng tôi chuẩn bị để đối đầu với khó khăn, nhưng cũng luôn sẵn sàng để phát triển... Một mặt thì lập kế hoạch để bảo đảm vẫn có lãi, dù công ty ở trong tình huống xấu nhất. Một mặt thì dự trữ đủ sản phẩm và thuê đủ nhân sự để thực hiện bất cứ hợp đồng “trời cho” nào”.

Năm 2010, Orb Audio đã tăng trưởng 30%; và phần lớn doanh số đến từ ngoại quốc, nhờ đồng dollar yếu. Siegel cho biết: “Chúng tôi đã không đoán được là mình có thể tăng trưởng đến mức này. Nhưng, nhờ luôn chuẩn bị cho tình huống tốt bất ngờ có thể đến, nên chúng tôi không bị rơi vào tình huống không đáp ứng đủ đơn đặt hàng”.

CEO Siegel quan sát tỷ lệ tăng trưởng hàng tháng của những năm trước để dự đoán doanh thu trong những tháng sắp đến. Anh cho biết: “Những con số thống kê trong quá khứ chỉ dạy ta rất nhiều về khuynh hướng mua sắm của người tiêu dùng hàng năm. Họ thường mua theo mùa. Vào mùa lạnh thì sức tiêu thụ sản phẩm giải trí trong nhà của công ty chúng tôi (như máy nghe nhạc, dàn âm thanh chất lượng cao) tăng.

2. Đổi mới

Theo Jeffrey Hollender của Seventh Generation thì: “Đừng để bảng dự đoán kinh doanh hàng năm của bạn cũ mèm”. Thay vào đó, doanh nghiệp nên: “Đẩy lùi việc dự đoán kinh doanh hàng năm xuống càng sát cuối năm càng tốt”.

“Chúng tôi từng bắt đầu lập bảng dự đoán kinh doanh từ tháng 8, nhưng bây giờ chúng tôi lùi đến tận tháng 11. Và thậm chí chúng tôi còn dự đoán hàng tháng… Liên tục phân tích và dự đoán tình hình kinh tế làm tốn nhiều thời gian và công sức. Nhưng, thỉnh thoảng, đó là điều cần thiết. Bởi vì bảng dự đoán là kế hoạch tương lai mà càng gần thực tế càng tốt”.

3. Cập nhật thông tin khách hàng

Dennis Brown, CEO của công ty về dịch vụ hậu cần hàng hải Logistic Dynamics kể kinh nghiệm của mình: “Trong bốn năm rưỡi đầu kinh doanh, thỉnh thoảng, có một vài khách hàng tuyên bố phá sản. Nhưng đến năm 2010 thì số lượng đó tăng lên đáng kể”. Vậy nên, các doanh nghiệp cần rà soát lại và cập nhật thông tin khách hàng, xiết chặt điều kiện tín dụng…

4. Sớm lập kế hoạch giảm giá

Có hai thời điểm giảm giá chính của các doanh nghiệp bán lẻ là “Giảm giá Quảng cáo” đúng mùa mua sắm, và “Giảm giá Thanh lý” khi mùa mua sắm đã kết thúc.

Lập kế hoạch giảm giá chính là tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch bán hàng và kiểm kê hàng, theo Ted Hurlbut của công ty tư vấn quản lý kiểm kê và mua bán Hurlbut & Associates.

“Nếu bạn lập kế hoạch giảm giá trước khi khi mùa mua sắm bắt đầu thì đã đồng thời lập kế hoạch kiểm kê hàng hóa để dự trữ đủ lượng mình cần và xác định tỷ lệ giảm giá phù hợp”.

5. Để nhân viên tham gia vào hoạt động dự đoán

Mỗi đầu năm tài khóa, ban lãnh đạo công ty quảng cáo T3 lập bảng dự báo tình hình kinh doanh cả năm. Nhưng, đều đặn hàng tháng thì công ty điều chỉnh những con số dự đoán đó dựa trên ý kiến đóng góp từ khoảng 10 trưởng phòng nghiệp vụ. Cuối mỗi tháng, Giám đốc Tài chính Charles Kiley ngồi lại với các trưởng phòng nghiệp vụ để đối chiếu thông tin và ý kiến của họ với bản dự đoán, rồi báo cáo lại cho Giám đốc điều hành Gay Gaddis để có những điều chỉnh thích hợp.

6. Hiểu công ty và hiểu khách hàng

Bí quyết để dự đoán thành công là biết rõ về chính doanh nghiệp của mình. Giống như người xưa đã dạy “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, thì kinh doanh lấy khách hàng làm thượng đế như ngày nay đòi hỏi phải biết khách biết ta, mới có mua có bán.

7. Lưu tâm những điều nhỏ nhặt

Muốn dự đoán tình hình kinh doanh chung của thị trường, của nền kinh tế? Hãy nhìn vào những công ty văn phòng phẩm và nội thất văn phòng.

Theo Rick Israel, nhà đồng sáng lập công ty văn phòng phẩm Complete Office, “Nếu mọi người mua văn phòng phẩm thì việc kinh doanh đang trôi chảy. Nếu họ mua nội thất văn phòng mới thì việc làm ăn hẳn đang rất phát đạt”.

Văn phòng phẩm đối với doanh nghiệp giống như thức ăn đối với con người. Khi kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp sẽ giảm mua văn phòng phẩm, nhưng rồi sẽ cần mua trở lại khi có hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, xu thế mới vẫn là mua những món thiết yếu để cắt giảm chi phí tối đa.

Nguồn INC - dịch BÁCH HỢP
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]