7 mẹo khắc phục chứng hay quên

(SKGĐ) Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn nói không với chứng hay quên.

15.592

1. Hạn chế việc uống nước có cồn

Đối với cơ thể, cồn được xem là chất độc có thể tạo ra sự hoang tưởng cho trí óc. Vì thế, với người trung niên, khi trí nhớ có phần giảm sút mà còn nghiện rượu bia thì dễ bị ảo giác khiến chứng nhớ nhớ quên quên nhanh chóng gia tăng.

2. Ghi nhớ… nhờ giấy

Nếu có quá nhiều việc phải nhớ và làm, ta nên biết cách để não bộ không hoạt động quá tải. Cách tốt nhất là ghi tất cả những việc cần làm và cần nhớ ra một miếng giấy nhỏ, sau đó dán lên bất cứ chỗ nào mà ta hay đi qua lại nhất như cánh cửa, tủ lạnh, tủ quần áo hoặc là dán lên bàn làm việc, để trong ví... Hoặc ghi tất cả những việc cần làm và việc cần ghi nhớ ra 1 cuốn sổ nhỏ, mỗi ngày tự động xem đi xem lại sổ vài lần, gạch bỏ những việc nào đã làm đi.

Ảnh minh họa

3. Tăng cường hoạt động thể lực

Khi tích cực vận động, cơ thể bạn sẽ giữ được một trái tim khỏe mạnh, loại trừ bệnh huyết áp, đốt cháy năng lượng dư thừa… và quan trọng hơn là tạo ra một lối sống cân bằng trong khi cơ thể bạn đang tiến dần đến quá trình lão hóa. Một tinh thần sáng suốt minh mẫn luôn nằm trong một cơ thể dồi dào sinh lực.

4. Đặt ra thách thức mới về tinh thần

Hãy chơi cờ, tham gia một khóa học mới hay học thêm một kỹ năng mới. Đó chính là cách luyện cho trí nhớ được hoạt động đều đặn, không ù lì và thoái hóa theo thời gian.

Dù vẫn biết theo thời gian, trí nhớ của chúng ta sẽ “teo” lại và đánh mất cảm giác nhớ như lúc còn trai trẻ. Các khóa học là liều thuốc tinh thần giúp chúng ta biết rằng mình vẫn đang sống và hoạt động bằng chính năng lượng của mình mà không nhờ một sự trợ giúp nào của thuốc và máy móc.

5. Ngừng hút thuốc

Trong thuốc lá có khoảng 4000 hóa chất mà phần lớn trong chúng có tác dụng độc hại, trong đó có hai chất chính là nicotine và nhựa thuốc. Với những người lớn tuổi, khi chất nicotine ngấm dần vào trong cơ thể có thể làm thay đổi tính tình đôi khi mang lại cảm giác phấn khởi nhưng sau đó lại nhanh chóng chuyển sang trì trệ và trầm uất, vì nicotine kích thích nang thượng thận và vỏ não bộ tạo ra hoặc lấy mất đi sự hưng phấn và gây nên chứng hay quên.

6. thường xuyên

Khi cơ thể có dấu hiệu lão hóa chúng ta sẽ bắt đầu quên một số việc đơn giản như: không nhớ rõ chỗ để đồ, không nhớ việc cần làm… Khi đó, chúng ta nên đến bác sĩ để kiểm tra một số bệnh lý như tiểu đường và bệnh mạch vành… vì chúng có thể là nguyên nhân dẫn tới chứng mất trí nhớ. 

7. Duy trì cuộc sống xã hội tích cực

Có thể nhận thấy việc duy trì cuộc sống xã hội là một cách làm vô hình, nhưng sâu xa nó tác động vào tiềm thức bên trong khi kích thích não bộ chúng ta hoạt động và lưu giữ các mối quan hệ bằng trí nhớ cảm xúc qua những lần tiếp xúc với mọi người.

Vũ Hùng

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]