8 lời khuyên cho việc chụp ảnh bằng bất kỳ camera nào

Trong thời đại bùng nổ các thiết bị chụp ảnh như hiện nay, ai cũng có thể trở thành "nhiếp ảnh gia". Nhưng để sở hữu được những tấm ảnh đẹp thì bạn phải biết một số thủ thuật để cho ra những tác phẩm tốt nhất. Những lời khuyên này có thể áp dụng được cho bất kỳ thiết bị nào bạn sở hữu, dù là máy ảnh chuyên nghiệp, máy du lịch hay smartphone.

0



TECHRUM xin gửi tới các bạn bài chia sẻ này hy vọng sẽ giúp ích được các bạn trong việc nâng tầm chụp ảnh và có những tác phẩm đẹp.

1. Nhận biết ánh sáng tốt

Đây là điểm mấu chốt và quan trọng nhất, bởi lẽ nhiếp ảnh chính là việc "chơi với ánh sáng". Nhận biết ánh sáng tốt thì bạn sẽ làm chủ được nó trong mọi tình huống và tự biết phải chụp như thế nào, góc chụp ra sao để có được những tấm ảnh đẹp.


Một bối cảnh đẹp mà ánh sáng không đẹp thì sẽ làm giảm giá trị của bức ảnh đi rất nhiều.


2. Tuân thủ những quy tắc

Có rất nhiều quy tắc trong nhiếp ảnh nhưng cơ bản và phổ biến nhất vẫn là quy tắc "một phần ba". Hãy tưởng tượng bức ảnh của các bạn được chia làm 9 phần bởi hai đường kẻ dọc và hai đường kẻ ngang như hình dưới. Hãy sắp xếp bố cục sao cho chủ thể chính mà bạn muốn chụp luôn nằm trong khoảng khuôn hình.



Bây giờ hãy sử dụng quy tắc này để chụp bất kỳ bức ảnh nào, bạn sẽ thấy chủ thể trong ảnh sẽ luôn được nổi bật. Hãy luôn nhớ, chủ thể ở trong khoảng ⅓,
tốt nhất là ở giao điểm của các đường thẳng.


Ban đầu hãy tập làm quen với quy tắc trên, rồi sau đó bạn sẽ biết tới nhiều loại quy tắc trong ảnh chụp nữa. Nhưng không phải lúc nào cũng cần phải tuân theo các quy tắc đó. Có những bối cảnh mà bạn sẽ muốn phá vỡ quy tắc để có được những tấm ảnh đẹp.

3. Nội dung là quan trọng nhất

Đây là một thứ khá khó để diễn đạt bằng lời, nhưng khi nhìn vào ảnh thì sẽ hiểu nội dung trong ảnh là gì, và điều này lại tùy thuộc suy nghĩ của mọi người.
Bạn phải tự đặt câu hỏi "mình đang chụp cái gì? chủ đề ở đây là gì? mình muốn người xem thấy điều gì?..." Nếu những thứ bạn chụp không có chủ đề thì điều đó có nghĩa là ảnh của bạn rất nhàm chán, và chắc chắn nó sẽ không thu hút được người xem.


Hãy nhớ rằng những gì ở phía trước ống kính sẽ làm nên bức ảnh đẹp, bạn không thể đổ lỗi cho camera được, máy ảnh tốt hơn chỉ làm tăng chất lượng hình ảnh. Một bối cảnh nhàm chán được chụp bởi máy ảnh tốt nhất thì vẫn chỉ cho ra một bức ảnh nhàm chán.


4. Đừng quên hậu cảnh phía sau

Bạn setup cho chủ thể tốt tới đâu mà phần hậu cảnh phía sau không được để ý thì sẽ làm bức ảnh của bạn trông rối rắm và không làm hài lòng người xem. Nên nhớ, chủ thể quan trọng nhất, nhưng trong một bức ảnh thì phần hậu cảnh chiếm nhiều diện tích nhất. Phần hậu cảnh không đẹp sẽ dễ dàng nhận ra và làm xấu luôn cả bức ảnh của bạn.



Hậu cảnh quá sáng hoặc quá tối? Chủ thể bị chìm vào hậu cảnh? Không vấn đề gì! Hãy thử thay đổi góc chụp một chút, đừng quá bị quan về những gì bạn không làm được. Có thể là do bạn chọn góc sai hoặc chọn chưa đúng thời điểm để chụp mà thôi.


5. Thay đổi góc chụp

Hãy thử di chuyển camera của bạn qua nhiều góc chụp khác nhau, bạn sẽ khám phá ra được những góc chụp làm nổi bật chủ thể nhất.


Thay vì chụp ngang tầm với chủ thể, hãy thử chụp từ dưới lên hoặc từ trên xuống, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị từ ảnh chụp của mình.


6. Theo sát những chi tiết

Những chi tiết nhỏ đôi khi cũng đem lại những tấm ảnh đẹp, hãy thử chụp cận cảnh nhụy hoa, chiếc lá rụng, những vệt nước trên kính... Hãy khám phá những điều nhỏ nhặt mà đôi khi chúng ta vẫn hay bỏ qua.



Hầu hết các điện thoại đều có thể chụp cận cảnh một cách tốt nhất, điều quan trọng cần nhớ là khi chụp phải lấy nét thật chuẩn vào điểm muốn chụp và giữ thật chắc tay để tránh việc bị "out nét"


7. Theo những đường dẫn

Trong nhiếp ảnh có một khái niệm là "đường dẫn" (derection line), những đường dẫn này sẽ hướng ánh nhìn của người xem tới những gì bạn muốn họ hướng tới. Đường dẫn có ở khắp mọi nơi. Đường dây điện, hàng cây, bờ tường, vệt mây...


Đôi khi hãy đặt chủ thể của bạn vào giữa những đường dẫn đó, sẽ dùng chính những đường dẫn để hướng ánh mắt người xem tới chủ thể.


8. Chờ đợi thời điểm quyết định

Nếu đã làm được tất cả những điều ở trên, thì hãy chú ý tới thời điểm bấm máy, bởi ảnh đẹp là chưa đủ, cần phải có nội dung đẹp nữa. Có những khoảnh khắc mà khó có thể gặp lại được lần nữa, cho dù bạn có setup kỹ tới đâu cũng không thể lấy lại được những khoảnh khắc đó. Có thể sẽ phải chờ đợi rất lâu mới có thể chớp được khoảnh khắc đó, điều này còn giúp bạn rèn luyện sự kiên nhẫn nữa. Muốn sở hữu được tấm ảnh đẹp cần phải bỏ ra sự kiên trì nhẫn nại mới có được kết quả tốt nhất.



Henri Cartier-Bresson, người được coi là cha đẻ của nhiếp ảnh đường phố, tạo ra cụm từ "thời điểm quyết định" để diễn tả rằng một tấm ảnh đẹp phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm chụp. Ông sẽ cắm trại ở một nơi mà ông biết ánh sáng là tốt và thành phần làm việc, và sau đó chờ đợi cho sự kỳ diệu xảy ra. Rõ ràng chúng ta không phải tất cả có thời gian để chụp như thế này, nhưng có lẽ thái độ của ông giúp chúng ta có một suy nghĩ hướng tới việc thực sự tạo ra một hình ảnh đáng nhớ bằng cách chờ đợi thay vì giơ máy lên là chụp.


Chúc các bạn có những tấm ảnh ưng ý! Hãy chia sẻ những khoảnh khắc các bạn chụp được ở bên dưới nhé.

 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]