Ai nên và không nên ăn trứng vịt lộn?

Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch... nên hạn chế ăn hoặc kiêng hẳn trứng vịt lộn.

0

Ai không nên ăn trứng vịt lộn?

- Theo Zing, trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe. Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ (1/2 trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn).

Ngoài ra, ăn trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin A dư thừa. Vitamin A được hòa tan trong dầu mỡ nên khi dư thừa, chúng tích lũy dưới da, gan làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện.

- Sức khỏe và đời sống cũng cho biết, những người tăng cholesterol máu (rối loạn chuyển hóa mỡ), bệnh rối loạn chuyển hóa đạm (gút), suy gan, thận… không nên ăn.

- Cũng theo Gia đình và xã hội, những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch... nên hạn chế ăn hoặc kiêng hẳn trứng vịt lộn vì có thể gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và có thể bị đột quỵ.

- Người tì vị có vấn đề không nên ăn vì dễ đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng.

- Người bị ung nhọt độc không nên ăn vì dễ bị đùn thịt thừa, không tốt cho sức khỏe.

- Mẹ bầu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

- Phụ nữ ăn nhiều rau răm sống với trứng vịt lộn có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, tăng cường sức khỏe.

Nhưng các bác sĩ khuyên mẹ bầu không nên ăn trứng vịt lộn kèm nhiều rau răm sống. Rau răm tiêu thực, trừ hàn, sát trùng, ấm bụng, chống đầy bụng khó tiêu… cho người bình thường nhưng sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Gừng tươi nóng, kích thích tiêu hóa, giải độc, tốt cho tim mạch… nhưng có thể gây sảy thai đầu thai kỳ nếu cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo.

- Giai đoạn cuối thai kỳ mẹ bầu ăn nhiều trứng vịt lộn, thậm chí ăn liên tục trứng vịt lộn là quá nhiều đạm, chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol xấu trong máu cũng không tốt.

Ai nên ăn trứng vịt lộn?

Sức khỏe và đời sống cho biết, đối với trẻ từ 5 - 12 tuổi, lúc đầu chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn hay 1 - 2 quả trứng cút lộn mỗi ngày. Một liệu trình là 15 ngày liền. Trứng lộn thích hợp cho trẻ nhỏ bị còi cọc, thể lực yếu…

Có thể cho ăn thường xuyên mỗi ngày 1 quả trứng vịt lộn hay 5 quả trứng cút lộn (có khả năng cải thiện chiều cao cho trẻ vì trong trứng lộn chứa hàm lượng canxi cao). Còn công hiệu hơn cả khi sử dụng các loại thuốc bổ khác.

Với trẻ từ 12 tuổi và người lớn có thể ăn 1 - 2 quả trứng vịt lộn hay 5 - 10 quả trứng cút lộn. Ăn trứng vịt lộn hay trứng cút lộn rất thích hợp với những người hay ốm yếu, cơ thể suy nhược, xanh xao thiếu máu… Thời gian ăn có thể kéo dài liên tục từ 60 - 90 ngày.

Trong thời gian bồi bổ bằng trứng lộn, không nên hút thuốc lá, không uống rượu bia, năng tập thể dục đều đặn; Với trẻ trong độ tuổi học trò còn cải thiện đáng kể về trí nhớ và khả năng suy luận trong học tập, tiến bộ rõ rệt.

Ăn như thế nào để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì hàm lượng dinh dưỡng trong đó cao, do vậy, là món ăn khó tiêu. Nếu bạn ăn trứng vào buổi tối, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.

Vì là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng nên việc ăn trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

Tuy là loại thức ăn bổ dưỡng nhưng không được lạm dụng vì mỗi khi ăn quá nhiều, cơ thể không dung nạp kịp, bị đào thải ra ngoài, thậm chí sinh tiêu chảy; mặt khác không phải ai cũng dùng được.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Trên hệ miễn dịch: vitamin A giúp phát triển lách và tuyến ức là 2 cơ quan tạo ra lympho bào có vai trò miễn dịch của cơ thể,tăng tổng hợp các protein miễn dịch.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]