Ăn gì để giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư

(Kiến Thức) - Bệnh nhân đang điều trị ung thư sẽ gặp một số vấn đề ăn uống do tác dụng phụ của liệu pháp. Lúc này, nên chọn các thực phẩm sau.

15.6014
Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư đến chế độ ăn uống rất khác nhau, tùy thuộc vào vị trí khối u. Ví dụ, nếu xạ trị khối u đầu hoặc cổ, bệnh nhân sẽ buồn nôn, chán ăn, khô miệng. Hóa trị có thể khiến bệnh nhân thay đổi vị giác, tiêu chảy hoặc táo bón... 
Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp của hóa trị. Vì vậy bệnh nhân ung thư nên ăn những thực phẩm kiểm soát tác dụng phụ này như yến mạch, bánh mỳ, súp, trứng luộc, mỳ mạch, khoai tây chiên. Với thức uống, hãy thử nước trái cây, nước luộc rau và các loại trà. Nên dùng nước trái cây nguyên chất, hạn chế nước tăng lực, nước ngọt có ga. 
Nếu bị táo bón khi hóa trị, hãy thử thêm chất xơ vào chế độ ăn của bạn. Thực phẩm giàu chất xơ tối ưu cho bệnh nhân ung thư là đậu lăng, hoa quả, trái cây. Bắt đầu một ngày mới, nên ăn bột ngũ cốc, lúa mỳ vụn hoặc các sản phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Nên có 5gr chất xơ trong mỗi khẩu phần, sẽ giảm được táo bón. Nên giảm lượng cà phê bởi nó có thể làm bạn mất nước, thay thế bằng nước chanh nóng vào mỗi buổi sáng. 
Tiêu chảy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tác dụng phụ này, chẳng hạn như hóa trị, xạ trị vào phần bụng dưới làm cho dạ dày hấp thu kém. Lúc này, bệnh nhân nên uống nước ấm để ngăn chặn tình trạng mất nước. Có thể là nước trà, gừng, đào, mơ hoặc mật ong, nước trái cây. Đối với các loại nước có ga, phải để sủi hết bọt trước khi uống. 
 Khô miệng. Trong giai đoạn điều trị, nhiều loại thuốc có thể giảm tiết nước bọt dẫn đến khô miệng và khó nuốt. Lúc này, hãy chế biến thức ăn mềm, nhuyễn hoặc làm những món ăn nhiều nước. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhai kẹo cao su hoặc ăn những món chua làm tăng tuyến nước bọt và kích thích vị giác hơn.
Chán ăn. Nếu như không còn động lực nào khiến bệnh nhân muốn ăn thì người nhà cũng phải nạp đủ chất dinh dưỡng cho họ bằng mọi cách. Hãy chia nhỏ những bữa ăn trong ngày. Ăn theo đồng hồ chứ không để cơn đói thúc giục họ.  
Giai đoạn khó ăn khó ở này, người nhà bệnh nhân nên để ý chọn lựa những loại thực phẩm giàu năng lượng như bơ, các loại hạt, bánh pudding, trái cây khô và rau, dầu ô liu. Tham khảo chuyên gia dinh dưỡng về những thực phẩm phù hợp cho từng loại bệnh ung thư. 
80%-90% người mắc ung thư có dấu hiệu suy dinh dưỡng, trong đó 20%-40% chết do suy dinh dưỡng hoặc các biến chứng liên quan. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ điều trị và giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư. 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]