Ăn nhiều chất bột có gây béo phì?

Bạn gái em năm nay 19 tuổi, cao 1,54m nặng 53 kg. Vì khá mập nên bạn em chỉ ăn cơm với cà chua hấp mà sao vẫn mập. Có phải ăn nhiều cơm sẽ béo không, thưa bác sĩ?

15.6266

Bạn gái em năm nay 19 tuổi, cao 1,54m nặng 53 kg. Vì khá mập nên bạn em chỉ ăn cơm với cà chua hấp mà sao vẫn mập. Có phải ăn nhiều cơm sẽ béo không, thưa bác sĩ?

Hoàng Thu Hải (Cần Thơ)

Cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể. Cân nặng tăng lên có thể do chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng. Khoảng 60 - 80% trường hợp béo phì là do nguyên nhân dinh dưỡng, bên cạnh đó còn có thể do các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể thông qua vai trò của hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết. Vào trong cơ thể, các chất protein, lipid, carbohydrat đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Vì vậy không nên cho rằng ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Vị trí phân bố chất béo dự trữ trong cơ thể cũng có ý nghĩa sức khỏe quan trọng. Chất béo tập trung nhiều ở bụng (béo bụng) không tốt đối với sức khỏe. Vì vậy bên cạnh theo dõi chỉ số BMI nên theo dõi thêm tỷ số vòng bụng/vòng mông, khi tỷ số này cao hơn 0,8 thì các nguy cơ tăng lên.

Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý và hoạt động thể lực đúng mức để duy trì cân nặng ổn định ở người trưởng thành, đó là nguyên tắc cần thiết để tránh béo phì.

BS. Trần Quốc Minh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]