Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao để nhanh khỏi nhất?

Bà bầu bị đau dạ dày thường có những biểu hiện ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn khan, đau tức vùng thượng vị, đầy hơi,...

0

Mang thai cơ thể người mẹ đối mặt với nhiều rắc rối khi cơ thể thau đổi về mặt tâm lý cũng như sinh lý, nội tiết. Càng khó khăn hơn đối với những bà mẹ đó là mắc chứng đau dạ dày kèm theo. Vì trong thời kì mang thai bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, khi mà quá trình thai nghén, sẽ gặp phải tình trạng thường xuyên nôn, mửa…

Bà bầu bị đau dạ dày thường gặp phải khó khăn gì?

Trong lúc mang thai, nhất là 3 tháng đầu, thì dạ dày sẽ rất đau do tình trạng nôn nhiều. Khi hết triệu chứng này, tử cung sẽ to lên khiến cho vị trí dạ dày trong cơ thể thay đổi, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, khó tiêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc.

Mang thai nặng nề, cộng với cảm giác khó chịu khi ăn và cảm giác đau tức trong vùng dạ dày sẽ khiến phụ nữ khó chịu, buồn bực, kém ăn mất ngủ, căng thẳng và kém tập trung… những biểu hiện này của phụ nữ có thể là do cơ thể suy nhược. Nếu để suy nhược kéo dài có thể khiến thai phải sinh non, yếu ớt, chậm phát triển,…

Vì vậy, để phòng và tránh bệnh dạ dày khi mang thai các mẹ nên có chế đệ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn này.


Bà bầu bị đau dạ dày có nên uống thuốc không?

Trong khi mang thai và cho con bú tốt nhất là giữ gìn sức khoẻ tốt để không phải dùng thuốc. Trong quá  trình mang thai bất kỳ loại thuốc uống hay tiêm nào đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

-   3 tháng đầu thai kỳ: Là giai đoạn hình thành các cơ quan (tim, thần kinh trung ương, tay, chân…). Một số thuốc cản trở sai lệch quá trình này gây ra dị tật, quái thai.

-   3 tháng giữa thai kỳ: Giai đoạn trưởng thành và hoàn thiện. Giai đoạn này thai ít nhạy cảm với thuốc nên ít bị gây hại. Tuy nhiên vẫn có những bộ phận tiếp tục biệt hóa như hệ thần kinh và sinh dục bên ngoài nên thuốc có thể gây hại cho các bộ phận này.

-   3 tháng cuối thai kỳ: Là giai đoạn các bộ phận của thai đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện như gan chưa làm tốt chức năng chuyển hóa, thận chưa làm tốt chức năng đào thải. Trong khi đó nhau thai đã thay đổi (mỏng đi) nên nhiều thuốc có thể thấm ồ ạt vào thai. Giai đoạn này thuốc gây hại cho thai, cho trẻ sinh ra và cho cả mẹ khi sinh nở.

-    Nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì không nên tùy tiện, phải được sự đồng ý của bác sĩ và uống thuốc theo toa như quy định.

-    Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, tốt nhất, các mẹ nên sử dụng một số loại thảo dược từ thiên nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giảm tiết dịch acid trong dạ dày, giúp giảm đi những cơn đau và làm lành các vết loét ở thành niêm mạc dạ dày.

Nếu không có thời gian điều chế, các mẹ có thể sử dụng trực tiếp các sản phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, có thể sử dụng lâu dài mà hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ.

Chế độ ăn uống cho bà bầu bị đau dạ dày


- Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Một bữa ăn quá no có thể làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực.

- Bạn tuyệt đối nên tránh xa rượu, đồ uống chứa caffein, hạn chế chocolate, kiểm soát thức ăn giàu gia vị… Bởi vì chúng làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày, gây nên những cơn co thắt trong dạ dày.

Khi mang thai tuyệt đối tránh chất cay nóng làm ảnh hưởng đến dạ dày và cả thai nhi. Một số bà bầu bị nghén nên có khi thèm chua, do vậy cần tránh ăn quá chua hoặc ăn nhiều đồ chua.

Nên đọc

- Bạn nên nghỉ ngơi ngay sau mỗi bữa ăn. Điều này khiến thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột; tránh được hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản.

- Bạn nên tránh vận động hoặc luyện tập ngay sau khi ăn. Khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên bắt đầu vận động.

- Bạn cũng nên phòng tránh căng thẳng, stress. Nghỉ ngơi, vận động, hít thở sâu hợp lý sẽ giúp bạn tránh được dấu hiệu thừa axit trong dạ dày.

Những thức ăn được khuyên dùng nếu đau dạ dày khi mang thai là những loại có thể hỗ trợ giảm tiết dịch vị. Thực phẩm được các bác sỹ khuyên dùng là trứng và sữa, đây là những thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ, vừa trung hòa hiệu quả axit trong dạ dày.

Mẹ bầu cũng chú ý ăn nhiều thức ăn mềm, nhừ để tránh cho dạ dày phải làm việc nhiều.Một số món theo gợi ý của chuyên gia chúng tôi là: khoai tây, cháo; các thức ăn nên được say, nghiền nát

Tham khảo 

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]