Bài thuốc dân gian trị ho từ chiết xuất thảo dược

15.6018

Thời tiết thay đổi và môi trường ô nhiễm tăng cao sẽ dễ sinh các bệnh viêm đường hô hấp, nhất là các bệnh cảm cúm theo mùa. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra triệu chứng ho.

Hiện nay, để điều trị ho, nhiều người bệnh thường tìm đến các loại thảo dược trị ho thiên nhiên để hạn chế và giảm bớt các tác dụng phụ do phải sử dụng nhiều loại thuốc được tổng hợp từ hóa chất, đặc biệt là nguy cơ kháng kháng sinh ngày càng cao. Những cây thảo dược dùng trị ho thường có chứa hàm lượng tinh dầu cao có thể kết hợp với một số nguyên tố tạo ra thảo dược đặc trị bệnh ho.

Tần dày lá

Lá rau tần chứa 0,05 - 0,12% tinh dầu. Tinh dầu tần có tác dụng kháng sinh mạnh đối với nhiều chủng vi trùng gây ra ho như Salmonella typhi, Shigella flexneri - Shigella sonnei, Colli phathogen… Lá có vị cay the, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, chữa viêm họng, ho gà, ho khan, ho do cảm mạo, ho đàm, ho do cảm lạnh, khản tiếng. Rau này dùng 10-20g lá mỗi ngày, đem giã lấy nước uống hoặc phối hợp với gừng tươi, đường phèn đem chưng cách thủy lấy nước si-rô chữa bệnh đều công hiệu. Ở Việt Nam cây dùng làm gia vị, nấu canh chua và thuốc trị ho.

Tràm và khuynh diệp

Hiện nay 2 loại này được dùng lẫn lộn do tinh dầu của chúng có mùi, thành phần và công dụng giống nhau, chỉ khác ở tỷ lệ hoạt chất. Tỷ lệ tinh dầu có trong lá tràm là 2,5%. Hoạt chất chủ yếu của tinh dầu là cajeputol hay xineola hoặc eucalyptola. Tinh dầu thường dùng để xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp, ho, cảm, sốt. Ngoài ra, tinh dầu tràm hay khuynh diệp còn có tính sát trùng mạnh, giúp thông mũi. Vì lá có vị cay, chát, tính ấm, mùi thơm nên có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau. Khi không có tinh dầu, người ta còn dùng lá để nấu nước uống thay trà, giúp tiêu hoá và làm thuốc chữa ho hoặc xông để trị cảm cúm. Liều dùng 20g lá và cành tươi sắc uống hay hãm uống.

Bạc hà

Loại này có tên khoa học Mentha arvenis L., thuộc họ hoa môi. Cây bạc hà có vị cay, mát, không độc. Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu bạc hà chiếm tỷ lệ thông thường 0,5-1% có khi lên đến 1,3-1,5%. Tinh dầu bạc hà có chất Menthol có khả năng làm dịu ho, làm loãng đàm nhớt ứ đọng, thường được dùng điều trị cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho, kích thích tiêu hóa.

Gừng

Trong củ gừng có 2%-3% tinh dầu với tỷ trọng tinh dầu là 0,878. Ngoài ra, gừng còn có khoảng 5% chất nhựa dầu và các chất cay như zingeron, zingetola, shogaola... Do đó, khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng. Gừng giúp cho hệ thống miễn dịch làm việc có hiệu quả, tăng khả năng chống lạnh, chịu lạnh và hạn chế các bệnh viêm nhiễm. Theo Đông y, gừng tươi có tác dụng chữa đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh... Bạn có thể dùng gừng tươi nấu cháo hoặc ly trà gừng nóng chữa ho hen, viêm họng.

Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc, việc điều trị bằng các thảo dược thiên nhiên là xu hướng tất yếu đang được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, khi điều trị bệnh bằng các loại thảo dược, người bệnh thường gặp các vấn đề như khó khăn khi tự đi tìm cây thuốc hoặc không có thời gian sắc thuốc. Hoặc người bệnh không tuân thủ đúng quy cách phối hợp các cây thuốc lại với nhau để tạo hiệu quả điều trị. Thậm chí, người bệnh còn lạm dụng liều lượng của thuốc có thể dẫn đến tình trạng "lợi bất cập hại".

Y học hiện đại đã ứng dụng kỹ thuật chiết xuất thảo dược của Tây y vào các bài thuốc dân gian để tạo ra những sản phẩm thuốc ho điều trị hữu hiệu.

Cây thuốc được thu hái không đúng thời điểm, mùa vụ, bảo quản không đúng cách sẽ bị nhiễm kim loại nặng như lưu huỳnh, chì, kẽm, nhôm, bị nấm mốc tăng độc tố... Chính vì thế, để khắc phục các yếu tố nguy cơ này, y học hiện đại đã ứng dụng kỹ thuật chiết xuất thảo dược của Tây y vào các bài thuốc dân gian để tạo ra những sản phẩm thuốc ho điều trị hữu hiệu. Dây chuyền công nghệ hiện đại sẽ thực hiện quá trình trích ly để lọc lấy tinh dầu, chứ không để người bệnh uống nguyên cây. Vì trong một loại dược thảo, các thành phần khác nhau sẽ có công dụng và hoạt tính khác nhau. Đồng thời, với công nghệ bào chế hiện đại sẽ giảm trừ độc chất của thuốc, loại bỏ tạp chất để làm tăng tính năng, dễ bảo quản, đóng gói, vận chuyển.

(Nguồn: Eugica)

 
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]