Bất an với thực phẩm bẩn

Ngày 7/12, Hội đồng nhân dân TPHCM tổ chức chương trình trao đổi tháng 12 với chủ đề "Nhìn lại công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn thành phố".

15.5995
Tại đây, hầu hết cơ quan quản lý nhà nước nhận định, sau 3 năm thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm tình hình có tiến triển, song người dân còn lo lắng và bức xúc.

"Heo bẩn” từ các tỉnh tuồn vào thành phố. Ảnh S.Xanh

Lo không thể kiểm soát rau củ "có thuốc"

Hiện nay TP. HCM có khoảng 3.460ha đất tự cung tự cấp rau củ với sản lượng khoảng 40%, tập trung chủ yếu là khổ qua, rau muống… Do sản xuất tại thành phố nên lượng rau củ quả có thể kiểm soát được.

Ông Nguyễn Văn Đức Tiến, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố cho biết, theo kế hoạch, Chi cục thường xuyên thành lập đoàn kiểm tra khâu sản xuất hàng tuần ngoài đồng ruộng vì điều kiện đất và nước đã đạt yêu cầu. Vấn đề bất an nhất chính là lượng rau củ quả nhập khẩu vào thành phố.

Đại diện cử tri quận Thủ Đức bày tỏ quan ngại khi rau củ quả tại các chợ và hè phố có rất nhiều hóa chất nhưng không thể quản lý được. Như vậy, người dân vẫn hàng ngày tiếp nhận nguồn thực phẩm thiếu an toàn.

"Trái cây, rau quả nước ngoài nhập vào với số lượng lớn, vậy hàng này được quản lý như thế nào?", bà Hồ Thị Anh Thư (quận Bình Thạnh) lo lắng. Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc chợ đầu mối Thủ Đức cho biết: Năm 2014, chợ đầu mối nông sản Thủ Đức tiến hành kiểm tra 1.500 mẫu, trong đó có khoảng 104 mẫu vượt vi lượng nhưng không ảnh hưởng.

Trả lời những băn khoăn của người dân thành phố về vấn đề ATVSTP đối với mặt hàng rau củ quả, ông Nguyễn Văn Đức Tiến cho biết, mỗi đêm rau củ quả về 3 chợ đầu mối (Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn) là 1.766 ngàn tấn.

Trong năm qua, cơ quan chức năng kiểm tra 4.826 mẫu nhưng không có mẫu nào vi phạm. Cũng theo Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố, thành phố đang xây dựng 7 chuỗi sản phẩm an toàn đối với cà rốt, bắp cải, rau muống, khổ qua, đồng thời vận động các tỉnh lân cận như: Lâm Đồng, Long An, Tiền Giang… tham gia vào chuỗi rau củ quả an toàn.

Thí điểm chuỗi rau củ quả an toàn để giảm kiểm tra đầu vào. Điều này đồng nghĩa với việc giảm áp lực cho các chợ đầu mối. Riêng rau củ quả nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc, cơ quan chức năng khẳng định, kết quả kiểm tra có vi lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng không quá ngưỡng cho phép.

Ông Nguyễn Trung Bính, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM:
Ngay đầu năm 2014, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với cơ quan chức năng địa phương thành lập 4 đoàn phòng chống dịch tăng cường kiểm dịch. Tổng kết từ năm 2011 đến nay, lực lượng chức năng đã kiểm tra trên 15.000 vụ, trong đó có trên 40 vụ vi phạm ATVSTP, đóng ngân sách 114 tỷ đồng. Riêng 11 tháng năm 2014, lực lượng quản lý thị trường xử lý 8.8,9 tỷ đồng.

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi Cục trưởng Chi cục ATVSTP TPHCM:
Để trở thành người tiêu dùng thông thái không dễ nhưng bằng cảm quan có thể nhận biết và loại bỏ những sản phẩm biến chất như mốc, không đúng màu… Nêu lưu ý đến hạn sử dụng, địa chỉ thương nhân (đã công bố chất lượng và kiểm tra). Đối với thực phẩm tươi sống cần chú ý đến dấu của thú y đóng trên sản phẩm.


Thịt bẩn âm thầm vào thành phố

Tình trạng heo nhiễm bệnh, heo bơm nước vẫn âm thầm "tuồn" vào thành phố. Nói về nguồn thực phẩm tươi sống, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP. HCM cho hay, trung bình một ngày thành phố tiêu thụ khoảng 72 -80 tấn thịt gia súc từ các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang…

Thực phẩm bơm nước phát hiện từ 15 năm nay, mức độ vi phạm ngày càng gia tăng. Mỗi lần phát hiện hàng bơm nước, lực lượng thú y phải đưa hàng vào kho lạnh để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và kiểm tra kỹ lưỡng.

Lý giải nguyên nhân lưu giữ lại kho lạnh bởi vì hiện nay chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật nào để kiểm tra nhanh đối với sản phẩm gia súc. Chi cục Thú y TPHCM cho biết, Chi cục đang quản lý từ gốc nhằm giải quyết bức xúc của người dân. Các năm qua, thành phố đã kiểm tra trên 5.000 trường hợp.

Năm 2014, số vi phạm giảm hẳn nhưng mức độ xử phạt có cao hơn. "Ngoài khâu kiểm tra liên và chuyên ngành thì việc siết chặt xử phạt trở thành biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Không kiên quyết xử phạm thì tình trạng heo lậu, heo bệnh… tuồn vào thành phố cứ lặp đi lặp lại", ông Phan Xuân Thảo nêu quan điểm.

Nhiều cử tri phản ánh, hàng thủy hải sản bị nhà sản xuất và tiểu thương dùng hóa chất tẩy trắng, bảo quản khá nhiều. Theo Chi cục Bảo vệ chất lượng nguồn lợi thủy sản thành phố, thành phố cung cấp khoảng 60 - 65 ngàn tấn/năm, nhập khẩu khoảng 300 - 350 ngàn tấn. Từ đầu năm 2014 đến nay, thành phố xử lý 17 vụ vi phạm chất lượng ATVSTP.

Mới đây, quận 12 tiến hành xử lý và tiêu hủy hơn 100kg chả cá nhiễm khuẩn. Theo ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vấn đề vi phạm ATVSTP 3 năm qua có giảm nhưng cần phải tăng cường kiểm soát hơn nữa bằng cách lấy mẫu test nhanh các sản phẩm liên quan.

Nhằm đảm bảo tốt nguồn thực phẩm cung cấp hàng ngày trên địa bàn thành phố, ông Tất Thành Cang, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM yêu cầu, các Sở ngành, quận - huyện cần tăng cường lực lượng chống vi phạm, thành lập đội xử lý nhanh. Thành phố sẽ xử lý những Sở - ngành, quận - huyện nào không thực hiện nghiêm. Quy hoạch tập trung các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ để quản lý từ gốc.

Theo Thanh Giang - Đại đoàn kết
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]