Bật mí những lí do khiến người thông minh khó thành công

Những người có trí tuệ vượt bậc thường không thích những ai vượt trội hơn mình và không chịu tiếp thu những ý kiến mới từ người thấp hơn.

15.5897

1. Họ dành nhiều thời gian để suy nghĩ hơn là biến nó thành hành động

Người thông minh rất mạnh về mặt tư duy chính vì thế sẽ cảm thấy khá là khó khăn khi bắt tay biến những ý tưởng trở thành hành động. Những người thông minh hay bị lâm vào tình huống như thế, họ dễ dàng nắm bắt các chi tiết nhỏ hơn là hoàn thành 100% công việc.

2. Đi theo lối mòn của người đi trước

Một số người thông minh sẽ chọn đi theo con đường mà họ và cả xã hội cho là an toàn nhất, kết quả là thường sẽ chấp nhận từ bỏ những niềm đam mê riêng. Chính vì thế, những người thông minh thường là người đi sau bởi vì họ dành nhiều thời gian để “gây ấn tượng” với người khác bằng việc học và những giải thưởng hơn là tìm hiểu những thế mạnh và sở trường của mình. 

3. Họ nghĩ mình thông minh nên không luyện tập thêm

Những người có trí thông minh thường ỷ lại vào khả năng và không tiếp tục nâng cao tài năng thiên bẩm. Chính vì thế họ dễ bị “tụt lại” phía sau những người tuy không thông minh bằng nhưng luôn nỗ lực trong việc rèn luyện. Bởi vậy ông bà xưa có câu: “Cần cù bù thông minh” mà.

4. Họ rất sợ rủi ro

Đa số những người thông minh đều sẽ chọn một công việc đảm bảo lương cao trong một công ty ổn định. Họ thường sẽ không dám thay đổi chính mình để thử sức ở một lĩnh vực khác hay ở những cái không phải sở trường bởi họ không muốn mất cái mác thông minh.

5. Phớt lờ các kĩ năng xã hội

Một số người thông minh đã không nhận ra rằng trí tuệ chỉ là một phần giúp bạn đi trên con đường thành công, chính những mối quan hệ với người xung quanh, đồng nghiệp mới là yếu tố giúp bạn gặt hái thành công nhanh nhất. Họ vốn không thích những ai nổi trội hơn mình.

6. Họ bị “chìm” trong đống lí thuyết và không biết áp vào thực hành

Vấn đề ở đây là, có một số người thông minh đang nắm giữ vị trí lãnh đạo ở một công ty nhưng luôn giải quyết mọi vấn đề dựa trên lí thuyết họ được học mà quên mất rằng họ đang làm việc với những con người thật sự và cần những gì thực tế để giải quyết vấn đề nhanh chóng.

7. “Cái tôi” của họ rất cao

Những người thông minh thường áp đặt ý kiến cá nhân của mình lên trên nhứng ý kiến của mọi người bởi lúc nào họ cũng cho là họ đúng hết. Trong trường hợp họ đúng thì sẽ không có ý kiến gì, nhưng trong trường hợp họ sai mà họ luôn cho là họ đúng thì thật là “nguy hiểm”.

8. Đánh đồng việc giáo dục với trí thông minh là một

Nhiều người cho rằng giáo dục và bằng cấp phản ánh sự thông minh của một người. Nhưng họ đã lầm, thực tại vẫn có rất nhiều người không có bằng đại học vẫn trở thành tỉ phú hay người đi tiên phong trong một lĩnh vực nào đó như Steve Jobs.

9. Đánh giá thấp người khác

Không thể phủ nhận yếu tố tự tin là cần thiết để đạt thành công, nhưng ranh giới giữa tự tin và tự cao khá mỏng manh nên nhiều người dễ bị lấn qua vùng tự cao hơn là tự tin. Một nhà doanh nghiệp Tim Romero (Mỹ) cho biết: “Tôi đã gặp rất nhiều người thông minh từ chối một mức lương kếch xù trong công việc chỉ bởi họ nghĩ rằng trí thông minh của họ đáng được nhiều hơn thế”.

10. Họ thất bại trong việc nhận ra những thành kiến trong họ

Theo một nghiên cứu cho thấy rằng những người thông minh thường rất bảo thủ. Họ sẽ khó chịu chấp nhận tiếp thu những ý kiến mới, đặc biệt là những kiến thức từ người có địa vị thấp hơn họ.

11. Họ quá độc lập

Những người thông minh thường làm việc một mình rất hiệu quả, bởi vậy họ thường sẽ không chú trọng xây dựng mối quan hệ trong công việc với đồng nghiệp. Nhưng chính những hệ thống hỗ trợ từ những người xung quanh mới giúp họ dễ dàng gặp hái được thành công hơn. Nếu không có người thông minh rất dễ tuột dốc không phanh khi gặp sự cố trong cuộc sống.

Cách bạn chăm sóc các yếu tố này trong quá khứ sẽ tạo thành hình ảnh của bạn ngày hôm nay. Bạn giàu hay nghèo, bạn là sếp hay nhân viên, vui vẻ hay đau khổ, khỏe mạnh hay ốm yếu đều là kết quả của việc bạn đã đầu tư cho 5 yếu tố này như thế nào (Cảm xúc, các mối quan hệ, thời gian, tiền bạc, thân thể). Muốn thay đổi cuộc sống và bản thân thì chúng ta cần thay đổi những yếu tố trên. Hay nói theo cách khác, muốn có những gì chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]