Bé đi ngoài có bọt phải làm sao?

Lúc bé đi ngoài có bọt lúc thì hoa cà hoa cải, có lúc lại đi ngoài xì xoẹt. Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài phân sủi bọt kéo dài là bình thường hay có bệnh?

15.5827

đi ngoài có bọt là dấu hiệu bệnh gì?

Câu hỏi:

Chào bác sĩĩ! Bé nhà tôi được 9 tuần. 8 tuần đầu cháu đi ngoài 3-4 lần/ ngày, phân vàng tươi, sệt,mùi chua. Nhưng 1 tuần nay cháu đi 2 ngày 1 lần, phân vẫn có màu vàng, sệt nhưng lại có nhiều bọt và mỗi lần đi cháu rặn rất khó khăn, phải hơn 30 phút mới đi được. Sáng nay khi cháu đang rặn tôi có lấy bông gòn thấm nước nóng đặt gần hậu môn thì cháu đi dễ hơn.

Cháu bú mẹẹ hoàn toàn nhưng tôi đang bị táo bón không biết có ảnh hưởng gì không? Xin hỏi bác sĩ cách giúp cháu di ngoài dễ dàng và đều đặn hơn, nguyên nhân phân sủi bọt là gì? Xin cảm ơn bác sĩ.

(Lê Phương)

Chào chị !

Trẻ bú mẹ hoàn toàn tiêu phân sền sệt lỏng, ít cái, nhiều nước, vàng sậm và có mùi chua, ngày 3-8 lần. Vậy trong 8 tuần đầu, với các đặc điểm chị mô tả, em bé hoàn tòan bình thường. Một tuần nay, bé có giảm số lần đi tiêu, tuy nhiên tính chất phân vẫn bình thường, nguyên nhân có thể là lượng sữa bé bú giảm hơn và số lần đi tiêu trong ngày cũng giảm khi trẻ lớn hơn. Mẹ đang cho con bú bị táo bón có thể ảnh hưởng đến số lần đi tiêu của trẻ. Do đó chị nên uống nhiều nước đề đủ sữa cho bé bú và ăn chế độ ăn nhiều chất xơ.
Thân chào!

Trả lời bởi: Ths.Bs.Nguyễn Diệu Vinh - Khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh

 

Con em vừa tròn 2 tháng tuổi, bé đi ngoài thường có nước từ lúc mới sinh, và 2 hôm nay bé đi ngoài lại có bọt. Như vậy, có đáng lo ngại? Bé có bị đau bụng hay rối loạn tiêu hóa hay không? Và khi bị như vậy với bé 2 tháng tuổi thì phải làm thế nào?

Ngoài ra, bé nhà em trong lúc bú và cả sau khi bú (chỉ bú mẹ) thường bị nôn trớ, có những lúc ra cả trên mũi. Bé bị như vậy có bình thường không? Nếu muốn hạn chế hoặc để bé không bị trớ nữa thì có biện pháp nào không? Mong sớm nhận được sự phúc đáp của bác sĩ. Em xin cảm ơn!

(Độc giả)

Chào bạn,

Em bé bú mẹ thường đi cầu phân có nước và có bọt chứ không đóng khuôn như bé bú sữa bột. Nếu bé hay ọc sữa trong khi đang bú có thể do sữa mẹ xuống nhiều bé không bú kịp. Vì vậy, nếu sữa mẹ nhiều, chị nên kẹp bớt đầu vú lại khi sữa mẹ xuống. Sau khi bú, chị nên bế bé ở tư thế thẳng đứng trong 30 phút, sau đó để bé nằm ở tư thế vai đầu cao 30- 45 độ. Nếu vẫn không đỡ thì chị cần đưa bé đi khám bệnh vì có thể bé bị trào ngược dạ dày thực quản.

Thân mến

Trả lời bởi: BS. CKI. Nguyễn Thị Từ AnhPhòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ


Các bác sĩ cho em hỏi, Con trai em được 3 tháng tuổi rồi nhưng gần 1 tháng nay cháu đi ngoài hay bị sủi bọt, em đưa cháu lên bệnh viện để khám các bác sĩ bảo cháu bị rối loạn tiêu hóa và kê đơn thuốc cho uống nhưng cháu vẫn không khỏi. Các bác sĩ cho em phương pháp điều trị dứt điểm được không? Em cảm ơn.

(Độc giả)

Trẻ sơ sinh bình thường (đặc biệt những trẻ bú mẹ) thường đi tiêu sau mỗi cữ bú. Bé thường đi 5-10 lần trong một ngày, phân sệt, màu vàng sậm, trẻ tăng cân tốt; trường hợp này không gọi là tiêu chảy.Nếu trẻ bú không đủ, phân có màu xanh lẫn nước nhưng lượng ít.

Nếu trẻ bú nhiều quá, mẹ uống thuốc xổ hoặc ăn thức ăn nhuận tràng thì trẻ bú mẹ có thể bị tiêu chảy. Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm: nhiễm trùng, dị ứng sữa, hội chứng kém hấp thu.

Câu hỏi của bạn không nêu rõ con bạn đi ngoài bao nhiêu lần trong ngày? Tuy nhiên, theo chúng tôi phân có hiện tượng lỏng hơn, sủi bọt và có chất nhầy có thể vì đường ruột của cháu bị kích thích do chưa tiêu hoá được hết chất đường trong sữa.

Trong thư của bạn cũng không nói rõ bé đã uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ là thuốc gì, bé đã uống thuốc trong thời gian bao lâu? Để khắc phục tình trạng này trước tiên bạn nên cho trẻ uống thêm một chút Neopeptine (một loại men tiêu hoá trong đó có chứa men Anpha – Amylase giúp tiêu hoá chất đường tốt hơn) nhưng nhớ chỉ sử dụng trong thời gian ngắn và đọc ký hướng dẫn sử dụng.

Ngoài ra nếu bé bú mẹ thì bạn cần lưu ý chế độ ăn của mẹ, tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo no, rán, nướng…. Nên chọn các thực phẩm như sữa chua, bánh mỳ có kèm nhiều rau, hoa quả, cháo, khoai tây luộc….Trường hợp bạn đã cho bé đi khám, đã uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ mà vẫn không đỡ, bạn bên cho bé tái khám để được chẩn đoán và kê đơn điều trị phù hợp.

Trả lời của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa

Thùy Linh


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]