Bệnh trĩ có phải là biểu hiện của ung thư trực tràng không?

Trĩ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc, thậm chí trĩ còn có thể là bệnh, biểu hiện triệu chứng của bệnh ung thư trực tràng.

15.6028

Trĩ có thể là biểu hiện của ung thư trực tràng

Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu (Đại học Y Hà Nội), bệnh trĩ có những biến chứng gây nguy hiểm cho người mắc phải như: làm tắc nghẽn ống hậu môn, chảy máu, gây đau đớn và bội nhiễm. Thậm chí, trĩ còn có thể là bệnh, biểu hiện triệu chứng của bệnh ung thư trực tràng.

Khi áp lực trong ổ bụng, áp lực trong trực tràng và trong ống hậu môn tăng cao sẽ làm cho tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra bởi chất lượng của tổ chức mô kém gây nên bệnh trĩ.

Có rất nhiều người mắc bệnh trĩ và phần lớn đều coi nhẹ bệnh này cho đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn khi trĩ phình to, thòi ra ngoài hậu môn, gây chảy máu, đau đớn cho người bệnh. Hiện nay, nhân viên văn phòng phải đối mặt với căn bệnh này khá nhiều do tính chất công việc căng thẳng, phải ngồi nhiều lại ít vận động.

(Ảnh minh họa)

Trĩ có hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Một người bệnh có thể bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại nhưng cũng có những người vừa mắc trĩ nội vừa mắc trĩ ngoại. Trong đó trĩ nội gây nhiều rắc rối cho người bệnh hơn cả vì khi đi ngoài, rặn mạnh, áp lực ổ bụng tăng có thể làm trĩ phình to gây đau đớn, chảy máu.

Thậm chí, khi bệnh đã quá nặng, trĩ có thể bị thòi ra ngoài vì rặn đi ngoại, chạy, nhảy, đứng lâu, ngồi lâu ho mạnh... Bệnh trĩ nội ở cấp độ nặng nhất khi áp lực ở ổ bụng tăng lên, búi trĩ thường xuyên thòi ra ngoài hậu môn phải dùng ngón tay đẩy lên và đẩy lên trĩ vẫn có thể thòi ra.

Cũng theo Phụ nữ Online, cứ khám khoảng 30 trường hợp thì gặp một vài trường hợp mắc bệnh ung thư đại tràng, trực tràng nhưng nhầm tưởng là bệnh trĩ, do bệnh có các cùng triệu chứng như đi cầu ra máu, khó đi cầu...

Theo Ths.BS Nguyễn Ngọc Thao – Khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, hiện số người mắc bệnh trĩ đang không ngừng tăng lên, đặc biệt đối với “dân văn phòng” là những người thường xuyên ngồi nhiều và ít vận động.

Trĩ không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh, mà còn có nhiều biến chứng nếu không phát hiện kịp thời.

Người bệnh trĩ thường có biểu hiện như đi cầu ra máu, lòi trĩ, đau hậu môn, ngứa hậu môn, chảy dịch nhầy quanh hậu môn… Bệnh trĩ được phát hiện qua thăm khám hoặc xét nghiệm soi hậu môn –trực tràng.

Những biểu hiện của ung thư trực tràng

Chướng bụng, ợ hơi

Đầy bụng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của rối loạn tiêu hóa. Bụng căng to, người bệnh ợ hơi liên tục. Hiện tượng này do lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa.

Những nguyên nhân gây nên tình trạng chướng bụng: ăn nhiều chất tinh bột mà cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết; rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm; rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa hoặc thần kinh lo âu, căng thẳng quá mức...

Đây có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, viêm, loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày, viêm đại tràng co thắt, ung thư đại trực tràng...

Đau bụng

Bụng bị đau là biểu hiện của nhiều chứng bệnh khác nhau, tùy mức độ và tình trạng. Khi bị đau bụng ở vùng bên phải kèm sốt, bạn cần nghĩ ngay đến viêm ruột thừa. Đây là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Mặc dù ruột thừa rất nhỏ và cắt bỏ ruột thừa viêm không phải là phẫu thuật lớn nhưng nếu phát hiện muộn, bệnh sẽ biến chứng thành viêm phúc mạc, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vùng đau ở trên rốn (thượng vị) với biểu hiện đau âm ỉ kèm ợ chua là triệu chứng của bệnh dạ dày. Trong nhiều trường hợp, đau quặn bụng đi ngoài, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Nhưng với một số trường hợp, nó có thể là báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở vùng bụng.

Một trong những cách ngăn chặn hại khuẩn là bổ sung sữa chua chứa men vi sinh sống Probiotics trong thực đơn hàng ngày để tăng số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh và hệ  tiêu hóa cân bằng.

Nôn mửa

Tình trạng nôn mửa sau khi ăn có thể do nhiễm khuẩn, ngộ độc, sốt, ho nhiều, ăn quá no, cơ thể dị ứng với đồ ăn hoặc lo lắng, hồi hộp quá mức. Ngoài ra, bị nôn cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm như: viêm màng não, viêm ruột thừa hay tắc nghẽn đường ruột.

Chán ăn, khó tiêu

Chứng chán ăn, khó tiêu hay còn gọi là chóng no với biểu hiện kém ăn, ăn không ngon miệng mà vẫn luôn thấy đầy bụng trên vùng rốn.

Tình trạng này kéo dài khiến nhiều người mệt mỏi, sút cân. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trên là: mệt mỏi, dùng thuốc kéo dài hoặc nguy hiểm hơn là loét dạ dày tá tràng, viêm ruột non, loạn khuẩn ống tiêu hóa, ung thư đại tràng...

Do đó, khi bị chán ăn, khó tiêu mà nghỉ ngơi không hết, bạn nên đi khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Rối loạn thói quen đại tiện

Việc đi vệ sinh đột nhiên không đều đặn, lúc táo bón, lúc tiêu chảy hoặc một trong 2 biểu hiện trên kéo dài nhiều ngày được gọi là rối loạn thói quen đại tiện. Bệnh có thể do nhiễm khuẩn đường ruột hoặc cơ thể thiếu chất xơ để bài tiết, bạn có thể dùng thuốc điều trị hoặc men vi sinh để ổn định đường ruột.

Trong trường hợp, dùng thuốc nhiều ngày vẫn không khỏi, tiến triển bệnh ngày một trầm trọng hơn, kèm với biểu hiện đau bụng từng cơn thì bạn cần đi xét nghiệm sớm. Bởi nó có thể là dấu hiệu của một khối u đang lớn dần lên.

Đại tiện phân đen

Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đi ngoài ra phân đen, có thể là do ăn uống (ăn thực phẩm có màu sậm như tiết, rau dền...) hoặc do bệnh lý.

Thông thường, khi đi ngoài phân đen kèm với một số các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, thậm chí trụy tim mạch thì người bệnh có thể bị chảy máu thực quản do khối u, vỡ tĩnh mạch thực quản hoặc xuất huyết dạ dày. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Đại tiện ra máu

Các bệnh gây đại tiện ra máu gồm:

Trĩ: Hiện tượng chảy máu xuất hiện trong hoặc sau khi đại tiện,  máu màu đỏ tươi, ra kèm theo phân, lượng máu có thể nhiều hoặc ít tùy cấp độ trĩ.

Nứt kẽ hậu môn: máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc chỉ thấy trên giấy vệ sinh. Nếu mới bị nứt kẽ, sau khi đại tiện, người bệnh sẽ thấy đau dữ dội.

Các bệnh đường tiêu hóa: máu có màu đen hoặc đỏ thẫm, bộ phận bị chảy máu thường là đoạn trên đường tiêu hóa. Nếu máu màu đỏ thì thường là chảy máu đoạn dưới đường tiêu hóa.

Ung thư trực tràng: Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Thời kỳ cuối, bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.

Polyp trực tràng và kết tràng: máu màu đỏ tươi, không đau, máu lẫn theo phân.

Viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ: thường kèm theo dịch nhầy hoặc mủ, đau bụng dưới, sốt, đại tiện nhiều lần.

Tham khảo thuốc: Safinar

Làm co búi trĩ, giảm đau rát, đi ngoài ra máu. Điều trị trĩ nội, trĩ ngoại, mát đại tràng và ngăn ngừa tái phát.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]