Bí quyết dạy trẻ học cách tự chủ và kiểm soát hành vi

Khi trẻ ương ngạnh giữa một cửa hiệu đông đúc, tại một bữa ăn tối cùng với đại gia đình, hay ở nhà, đều gây nên sự bực dọc cho mọi người. Nhưng cha mẹ có thể giúp trẻ học cách tự chủ và dạy trẻ cách ứng xử với các tình huống mà không có những hành động bộc phát thiếu tự chủ.

15.6117

Dạy trẻ các kỹ năng tự kiềm chế là một trong những điều quan trọng mà cha mẹ cần làm cho con mình. Đây là những kỹ năng sống quan trọng giúp mang lại sự thành công trong cuộc đời trẻ.

  • 1

    Giúp con học cách tự kiểm soát bản thân

    Bằng cách học khả năng tự kiềm chế, trẻ có thể đưa ra những quyết định và ứng xử phù hợp với các tình huống không mong muốn theo những cách có thể mang lại kết quả tích cực.

    Chẳng hạn, nếu bạn nói với con chỉ được ăn kem sau khi ăn cơm tối, con bạn có thể khóc lóc, nài nỉ, hay thậm chí quá đáng hơn là la hét lớn với hy vọng bạn sẽ đổi ý. Nhưng nếu biết tự chủ, con bạn sẽ hiểu rằng cơn bực dọc không hợp lý này đồng nghĩa với việc trẻ bị tước đi quyền được ăn kem và khôn ngoan nhất là nên kiên nhẫn chờ đến sau bữa tối như quy định.

    Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn cách giúp trẻ học cách điều khiển thái độ hành vi:

    Từ sơ sinh đến 2 tuổi

    Trẻ sơ sinh và mới biết đi dễ thất vọng bởi khoảng cách lớn giữa những điều bé muốn làm và những điều bé có thể làm. Vì thế nên bé thường phản ứng bằng cách khóc lóc hay theo cách các bậc cha mẹ vẫn quen gọi là “ăn vạ”. Bạn hãy thử ngăn chặn hành vi xấu này bằng cách hướng sự chú ý của bé vào các món đồ chơi hoặc những hoạt động khác.

    Với trẻ đạt đến cột mốc 2 tuổi, bạn hãy thử cấm túc trẻ một thời gian trong một khu vực nhất định. Chẳng hạn như dưới chân cầu thang hoặc cấm trẻ không được rời khỏi ghế bếp trong một khoảng thời gian cụ thể. Hình phạt như thế sẽ giúp trẻ nhận thấy hậu quả của những cơn giận không hợp lý. Đồng thời, điều này cũng dạy trẻ hiểu rằng thay vì nổi cơn thịnh nộ, tốt hơn hết trẻ nên dành thời gian một mình để bình tâm lại.


    Khả năng tự chủ là kỹ năng sống quan trọng nhất trong cuộc đời trẻ

    Từ 3 đến 5 tuổi

    Bạn có thể tiếp tục sử dụng hình thức cấm túc, nhưng thay vì giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, hãy chỉ ngừng lệnh cấm túc khi trẻ đã bình tâm trở lại. Điều này sẽ giúp trẻ cải thiện ý thức tự chủ của bản thân. Bạn cũng đừng quên dành lời khen ngợi khi trẻ không bị mất khả năng tự kiềm chế trong các tình huống bực bội hay khó khăn.

    Từ 6 đến 9 tuổi

    Khi bắt đầu đi học, trẻ sẽ hiểu hơn ý niệm của hậu quả. Từ đó, trẻ có thể chọn thái độ hành vi tốt hay xấu. Điều này sẽ giúp con bạn có thể tưởng tượng ra dấu hiệu ngừng lại phải được tuân thủ và suy nghĩ về tình huống có thể xảy ra trước khi ứng xử. Bạn cũng nên thường xuyên khuyến khích con bạn rời khỏi hoàn cảnh gây bực dọc vài phút để “hạ nhiệt” thay vì nổi cơn thịnh nộ.

    Từ 10 đến 12 tuổi

    Các trẻ lớn hơn một chút cũng thường hiểu cảm xúc của chúng tốt hơn. Ở tuổi này, bạn nên khuyến khích trẻ nghĩ về những gì khiến chúng mất tự chủ và sau đó phân tích điều đó. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giải thích cho trẻ hiểu đôi lúc những tình huống bất hòa ban đầu cũng không có kết cục quá tồi tệ. Hãy thuyết phục trẻ suy nghĩ cẩn thận trước khi ứng xử trước một tình huống.

    Từ 13 đến 17 tuổi

    Ở độ tuổi này các em đã có thể điều khiển hầu hết hành vi của chúng. Nhưng khi này bạn cũng cần nhắc nhở con suy nghĩ về những hậu quả lâu dài. Thuyết phục trẻ “tạm ngừng” để đánh giá tình huống không hay trước khi có thái độ phản ứng và chủ động giải quyết vấn đề bằng lời nói hơn là có thái độ thiếu kiềm chế, đập cửa hay la hét. Nếu cần thiết, bạn có thể tước đi một số đặc quyền của trẻ để củng cố thông điệp rằng tự chủ là một kỹ năng quan trọng.


    Luôn nhắc nhở con về những hậu quả lâu dài trong mọi thái độ hành vi

  • 2

    Khi trẻ có thái độ, hành vi thiếu kiềm chế

    Mặc dù việc này có thể khó khăn, nhưng bạn cần kiềm chế việc la hét hoặc lớn tiếng khi kỷ luật con. Thay vào đó, hãy có thái độ kiên quyết, khách quan và không động lòng. Khi trẻ bực dọc, hãy giữ thái độ bình tĩnh và giải thích cho con hiểu việc la hét, hay nổi cáu, và đập cửa đập bàn là hành vi không thể chấp nhận được – sẽ có hậu quả không tốt – và thẳng thắn nói rõ những hậu quả đó là gì.

    Các hành động của bạn sẽ cho trẻ thấy rằng việc nổi cơn thịnh nộ sẽ không giúp trẻ có được thứ trẻ mong muốn. Chẳng hạn, con bạn “ăn vạ” trong tiệm tạp hóa sau khi bạn đã giải thích vì sao bạn không mua kẹo cho con, đừng thỏa hiệp – điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng nổi cơn thịnh nộ đều không được chấp nhận lẫn không mang lại hiệu quả như trẻ nghĩ.

    Ngoài ra, hãy xem xét việc nói chuyện với thầy cô giáo của con về cách bố trí lớp học và những kỳ vọng về thái độ hành vi phù hợp. Hãy hỏi ở trường có dạy trẻ các chương trình giáo dục hay giải thích cách giải quyết vấn đề không.

    Cuối cùng, tất cả những điều trên không có gì cụ thể hơn cho trẻ bằng một hình mẫu ông bố hay bà mẹ giỏi khả năng tự chủ. Nếu bạn đang trong một tình huống khó chịu và con bạn đang có mặt tại đó, hãy cho chúng biết vì sao bạn tức giận và sau đó thảo luận các hướng giải quyết khả dụng cho vấn đề đó. Ví dụ, nếu bạn để lạc chìa khóa đâu đó trong nhà, thay vì nổi cáu dù đó là lỗi của bạn, hãy cho con bạn biết là bạn làm mất chìa và cùng con tìm chìa khóa khắp nhà. Nếu vẫn không tìm thấy, hãy thực hiện các bước suy diễn kế tiếp (như hồi tưởng lại những gì bạn đã làm đến lúc lần cuối bạn cầm chìa khóa trên tay). Hãy thể hiện cho trẻ thấy việc kiềm chế cảm xúc và giải quyết vấn đề tốt là các cách để ứng phó với những tình huống khó khăn.

    Nếu bạn vẫn tiếp tục gặp khó khăn, hãy hỏi bác sĩ xem liệu các buổi tư vấn cho cả gia đình có thể giúp ích gì hay không.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]