Bổ sung estrogen khi nào?

Phụ nữ cần bổ sung estrogen khi cơ thể có những dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố nữ như sạm da, giảm ham muốn tình dục hay rối loạn kinh nguyệt.

15.6167

Khi nào cần bổ sung estrogen?

Tôi 34 tuổi, vừa rồi bị cắt buồng trứng do biến chứng chửa ngoài tử cung. Bác sĩ có khuyên tôi cần phải bổ sung estrogen đường uống. Xin quý báo giúp tôi hiểu rõ hơn về loại thuốc này, tôi xin cảm ơn!

Nguyễn Thanh Thùy (TP.HCM)

ThS. Nguyễn Bạch Đằng trả lời Báo Sức khỏe và Đời sống, estrogen là hormon sinh dục nữ nên thuốc có rất nhiều tác dụng, trước hết nó có vai trò trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, bên cạnh đó, nó đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển giới tính và cơ quan sinh dục nữ như âm đạo, vòi trứng, nội mạc tử cung... tạo nên các đặc tính thứ phát của giới nữ như giọng nói thanh, vai nhỏ, ngực nở và điều hòa phân bố mỡ tạo hình dáng phụ nữ.

Trong cơ thể phụ nữ trưởng thành có các chất estradiol, estron và estriol là các estrogen được nhau thai và buồng trứng tiết ra, trong đó estradiol có hoạt tính mạnh nhất và là sản phẩm bài tiết chính của buồng trứng. Hiện tại người ta có thể tổng hợp được các estrogen là estron và estriol để bổ sung khi cơ thể bị thiếu hụt. Các estrogen tự nhiên không dùng đường uống, dùng đường uống chủ yếu là các estrogen tổng hợp.

Khi sử dụng liều cao thuốc ức chế ngược làm ngừng sản xuất estrogen, trứng không phát triển và không bám vào niêm mạc tử cung, do đó ngăn cản sự thụ thai, làm ngừng bài tiết sữa. Ngoài ra, thuốc còn có một số tác dụng khác như tăng đồng hóa, ngăn ngừa tiêu xương, làm giảm LDL và tăng HDL - cholesterol nên có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh...

Nhưng cần lưu ý có một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc như căng ngực, buồn nôn, nhức đầu, vàng da, ứ mật, tăng calci máu, tăng cân; có thể gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú.

Vì vậy, thuốc được chỉ định hạn hẹp trong một số bệnh lý: sau cắt buồng trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh; làm thuốc tránh thai; điều trị rối loạn kinh nguyệt; điều trị bệnh nam hóa (phụ nữ mọc râu, trứng cá); điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Thuốc không được dùng cho người bệnh gan; người mắc bệnh tăng huyết áp và huyết khối tắc mạch; phụ nữ mang thai và cho con bú; ung thư tử cung, ung thư vú.

Trong trường hợp của bạn, cần tuân thủ nghiêm túc đơn điều trị của bác sĩ, cần thường xuyên theo dõi và nếu có bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Dấu hiệu bạn nên bổ sung estrogen

Theo Tuổi trẻ Online, estrogen thấp thường xảy ra khi phụ nữ sau tuổi 30, đặc biệt phụ nữ chuẩn bị bước vào giai đoạn mãn kinh. Bên cạnh đó, các triệu chứng có thể bắt đầu xảy ra với những phụ nữ phải cắt bỏ tử cung và buồng trứng.

Khi nồng độ estrogen bị suy giảm gây ra các triệu chứng khác nhau trên cơ thể:

- Về tình dục: Không có hoặc giảm ham muốn, khô âm đạo, có cảm giác đau và khô rát khi quan hệ, khó đạt khoái cảm… khiến chị em ngại ngùng, né tránh chồng.

Nên đọc

- Về da: Da trở nên khô, không còn giữ được sự đàn hồi, nên bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn và chảy sệ. Bên cạnh đó vết nám, sạm da, đồi mồi, tàn nhang xuất hiện ngày càng nhiều.

- Về toàn thân: Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ lúc ngắn, lúc dài, thiểu kinh, có thể vô kinh và dẫn đến mãn kinh sớm. Các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn giảm hoạt động nên lông tóc khô giòn, dễ gẫy, rụng và bạc sớm. Vòng 1 không còn săn chắc, mỡ tập chung nhiều vùng eo bụng, đùi vì vậy cơ thể dễ bị sồ sề và dễ tăng cân.

Khi vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, nồng độ estrogen giảm mạnh làm rối loạn vận mạch gây ra các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, người lúc nóng, lúc lạnh, mất ngủ, tiểu đêm. Sự suy giảm estrogen còn làm cho thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, suy giảm trí nhớ. Ngoài ra còn tăng nguy cơ bị loãng xương, xốp xương, mắc các bệnh lý về tim mạch.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]