Hầu hết trẻ nhẹ cân đều có biểu hiện nhiều hay ít sự thiếu sót về chức năng của
các bộ phận và các hệ thống trong cơ thể. Về hô hấp, trẻ có nhịp thở không đều, có
cơn ngừng thở. Về tuần hoàn dễ bị trụy mạch ngoại vi, các chi dễ tím và phù nề,
mạch dao động từ 90-220 lần phút.
Về tiêu hóa, phản xạ bú yếu, dạ dày nhỏ dễ giãn
to hình tròn nằm ngang và ở cao nên dễ bị nôn trớ sau ăn. Điều hòa thân nhiệt kém dễ
bị hạ thân nhiệt. Về thần kinh, vỏ não chưa hoạt động, trẻ thường nằm lịm suốt ngày,
thở nông, khóc yếu. Khả năng chống nhiễm khuẩn của trẻ rất kém, dễ bị viêm phổi, viêm
ruột hoại tử, nhiễm khuẩn huyết...
Chăm sóc trẻ nhẹ cân: Phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối, nhất là trẻ cân nặng lúc đẻ
dưới 1.500g, tốt nhất là nuôi dưỡng tại phòng dưỡng nhi vô khuẩn. Luôn giữ nhiệt độộ cơ thể
36,5 - 37oC, muốn thế nhiệt độ phòng phải thích hợp̣p: Nếu trẻ nặng 2.000 - 2.500g thì
nhiệt độ phòng khoảng 27 - 28oC; trẻ có cân nặng 1.500 - 2.000g thì nhiệt độ phòng phải
đạt 30 - 32oC. Nếu trẻ nặng dưới 1.500g thì nhiệt độ phòng phải 33 - 35oC thì trẻ mới
duy trì được thân nhiệt.
Trường hợp con bạn không hiểu hiện tại cháu được chăm sócc ở nhà hay tại phòng
dưỡng nhi, nếu ở nhà không có điều hòa thì bạn hoặc người nhà phải thay nhau bế cháu
theo phương pháp kanguroo (chăm sóc theo kiểu "da kề da" bằng cách đặt trẻ vào giữa 2 bầu
vú phía trong áo của mẹ sao cho da trẻ áp vào ngực mẹ.
Chú ý cho trẻ ăn đủ để tránh
hạ đường huyết. Trong tuần đầu, ăn 8 - 10 lần/ngày, ngày đầu 60ml/kg/24 giờ, những ngày
sau mỗi ngày tăng thêm 20ml/kg/ngày. Nếu sữa mẹ vắt ra mỗi bữa nhiều hơn nhu cầu của
trẻ thì cho trẻ ăn sữa vắt cuối, vì sữa cuối giàu năng lượng.
AloBacsi.vn
Theo BS. Kim Anh - Sức khỏe & Đời sống