Cách chăm trẻ ốm mệt

Giadinh.net - Khi trẻ bị bệnh, để trẻ nhanh khỏi bệnh và khỏe mạnh, bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc thì việc chăm sóc trẻ cũng rất quan trọng.

0

Dinh dưỡng

Đối với trẻ đang bú mẹ, cần tăng số lần bú và thời gian mỗi lần bú cần kéo dài hơn. Với các trẻ khác, ngoài việc chia nhỏ bữa ăn, cho ăn nhiều bữa, cần tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng như như thịt, trứng, sữa, cá... và cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Cho trẻ ăn thêm quả chín hay nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ... để tăng cường vitamin và chất khoáng. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường để dễ tiêu hoá.

Với trẻ bị tiêu chảy, hạn chế tối đa thực phẩm nhiều đường, nhiều chất xơ, các loại thực phẩm khó tiêu (tinh bột). Tuy nhiên, không nên coi súp, nước cháo muối, dung dịch Oresol là thực phẩm vì đây chỉ là các dịch để bù nước.

Với trẻ vừa dứt bệnh, để giúp trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng, cần tăng cường khẩu phần ăn cho trẻ trong 2 tuần liền. Với bé bị tiêu chảy kéo dài thì mỗi ngày phải tăng thêm 1 bữa và kéo dài ít nhất là 1 tháng.

Ngoài ra, trong và sau khi bé ốm, có thể cho bé uống thêm ANTOT để bổ sung các axit amin thiết yếu nói chung cũng như Lysin nói riêng để cơ thể bé nhanh phục hồi, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp bé ngon miệng.

Chăm sóc

Với trẻ bị viêm nhiễm hô hấp bị sổ mũi, gây khó thở cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối Natri Clorid 0,9%. Có thể nhỏ liên tục để làm lỏng các chất nhầy trong mũi, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để hút chất dịch ra. Đặc biệt, trước khi ăn, mũi bé cần được thông thoáng thì ăn uống mới dễ dàng.

Với trẻ sốt, cần cho bé ở chỗ thông thoáng nhưng kín gió. Nếu thân nhiệt bé tăng cao, bên cạnh việc làm mát cơ thể bé bằng cách đắp khăn ướt lên trán, lau các vùng nách, bẹn bằng khăn ấm, có thể dùng thuốc hạ sốt dạng uống (Antisot), dạng dán hoặc dạng đút. Có thể tắm cho cháu nhưng chú ý pha nước ở nhiệt độ 37oC.

Đối với trẻ tiêu chảy, việc làm ấm bụng cho bé cũng có tác dụng hồi phục nhanh. Mẹ có thể lấy một nhánh tỏi đập nát ra, bọc vào một miếng khăn mùi xoa hoặc khăn ăn bằng giấy rồi lấy cái băng dính dán vào rốn của con. Hoặc chườm bằng cách cho bé ôm chai nước ấm hoặc xoa bụng trẻ.

Trong suốt thời gian bị ốm, trẻ nào cũng muốn có bố mẹ, ông bà và người thân ở bên cạnh. Việc này làm cho bé thấy yên tâm và an ủi bé rất nhiều, mỗi khi bé bị khó chịu. Nếu người thân yêu không có điều kiện ở gần bé, có thể cho bé đồ chơi, sách có tranh màu sắc để bé giải trí. Không nên để bé nhận thấy nét mặt lo lắng, u sầu của người lớn về tình trạng bệnh của bé.

Không nên ép trẻ nằm một chỗ. Nếu bé thấy người mệt, bé sẽ tự động nằm nghỉ. Nên để bé ngồi dậy hoặc đi lại trong phòng và phải đi tất cho bé.

Người mẹ nên quy định giờ giấc chăm sóc trẻ rõ ràng vì như thế sẽ giúp bé đỡ bị mệt hơn. Ví dụ: Vào buổi sáng và 5 giờ chiều bạn sẽ đo nhiệt độ cho cháu, lau rửa mặt, thông mũi, cho uống thuốc hay bôi thuốc.         

T.P

15.5962--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]