Cách dùng tam thất hiệu quả

Tam thất là một vị thuốc quý. Tuy nhiên, do tính phổ biến cao, nhiều người dùng nó một cách tùy tiện, tràn lan, dẫn đến kém hiệu quả.

0
Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả chữa bệnh cao, cần chú ý một số điểm sau:

Lựa chọn đúng quy cách
 
Củ tam thất hình con quay, không phân nhánh, đầu củ sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết nhăn dọc, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế), ruột đặc màu xám, chắc nặng, vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ.
 
Sơ chế trước khi dùng
 
Để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh cao và an toàn, trước hết rửa thật nhanh củ tam thất bằng nước đun sôi để nguội vài lần, không cho nước kịp ngấm vào ruột.
 
Phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 - 60 độ C. Tuyệt đối không rang tam thất trực tiếp trên chảo hoặc tẩm dược liệu với mỡ gà rồi phơi, sấy khô. Khi dùng mới thái lát hoặc tán bột, dùng đến đâu làm đến đó.
 
Không dùng tam thất cho phụ nữ có thai.
 
Công dụng và cách dùng
 
Tam thất có hai tác dụng chính là cầm máubổ dưỡng. Dùng sống dưới dạng bột, dạng lát cắt ngậm, nhai, hoặc mài với nước uống để chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, kiết lỵ ra máu. Bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.
 
Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ. Củ tam thất hấp cho mềm, thái mỏng hoặc sao khô, tán bột rồi hầm với thịt gà ăn hằng ngày, liền trong vài tuần.

Liều lượng
 
Dùng cầm máu, giảm đau nhanh, mỗi ngày uống 10 - 20 gr, chia làm 4 - 5 lần. Để bổ dưỡng, mỗi ngày người lớn 5 - 6 gr, chia hai lần. Trẻ em tùy tuổi dùng bằng 1/3 - 1/2 liều người lớn. Phụ nữ có thai không được dùng tam thất.
 
Theo Đất Việt
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]