Cách giúp hạn chế ợ hơi, đầy hơi

Ợ hơi, sôi bụng còn có thể là do chế độ ăn uống giảm hàm lượng calo hay hạn chế những dưỡng chất cần thiết.

15.6

Đầy hơi sau khi ăn là một loại rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là sau những bữa ăn nhanh, tiệc tùng. Tuy không nguy hiểm song nó gây nặng bụng, khó chịu, khiến người mắc xấu hổ vì tình trạng "xả hơi" ngoài ý muốn.

Nguyên nhân gây ợ hơi, đầy hơi

Vnexpress cho biết, nguyên nhân gây đầy hơi, khó tiêu là lượng hơi dư thừa quá mức trong dạ dày và ruột. Chúng sẽ được thải một phần ra ngoài bằng cách: xả qua đường miệng (ợ hơi) và hậu môn (trung tiện); còn phần lớn hơi sẽ bị ứ lại trong ruột, dẫn đến đầy bụng, chướng bụng, gây khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động cũng như công việc.

Tiến sĩ bác sĩ Lê Thành Lý, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM cho biết: lượng hơi dư thừa trên xuất phát từ 2 nguồn: nuốt không khí vào trong lúc ăn uống và  tăng sự sản xuất gas ở ruột già.

Thường sau khi ăn no, một số thức ăn chưa tiêu hóa hết vẫn tồn đọng, sự lên men lượng thức ăn đó sẽ tạo ra rất nhiều bong bóng hơi trong ruột, làm cản trở sự lưu thông và tiêu hóa thức ăn. Thức ăn chứa carbonhydrate thường tạo ra nhiều gas như các loại đậu, tinh bột (trừ cơm), chất xơ, thực phẩm công nghiệp chứa sorbitol, fructose, sữa...

Với ợ hơi, theo Sức khỏe và đời sống, bình thường, nhu động thực quản, dạ dày, ruột theo hướng phía dưới và hơi được tống ra qua hậu môn. Ở người bình thường, khi ăn, cơ thực quản dưới giãn ra, hơi theo thức ăn xuống dạ dày. Nếu cơ thể có một chút “trục trặc”, lập tức hơi bị tống ngược lên do cơ thắt thực quản dưới bị giãn, từ dạ dày qua thực quản ra miệng.

Sôi bụng thường xảy ra khi chúng ta thấy đói, hay khi ngửi hoặc trông thấy những món ăn hấp dẫn. Đó là “phản ứng” của bộ não đối với hệ thống tiêu hóa, khiến cho các cơ bụng và ruột bắt đầu hoạt động và tiết ra những dịch vị tiêu hóa, tương tác với không khí và men tiêu hóa trong hệ thống của ruột, đã gây ra “tiếng động” này.

(Ảnh minh họa)

Ợ hơi, sôi bụng còn có thể là do chế độ ăn uống giảm hàm lượng calo hay hạn chế những dưỡng chất cần thiết; do bạn không hợp với những loại thực phẩm như sữa, đậu, thực phẩm có nhiều chất xơ...; do dùng đồ uống có chứa cafein; do nuốt phải nhiều không khí; thực phẩm có hàm lượng đường lớn. Ngoài ra, tư thế ngồi, nằm; mặc quần quá chật, hay stress... cũng khiến bụng sôi nhiều hơn.

Theo bác sĩ Lý, cách thông thường để hạn chế đầy hơi chướng bụng là thay đổi chế độ sinh hoạt và cách ăn uống, kết hợp với việc dùng thuốc. Một số loại thức ăn kể trên có thể làm tăng đáng kể sản xuất gas ở người này nhưng ít ảnh hưởng tới người khác.

Vì vậy, mọi người cần xác định loại thức ăn gây chướng bụng, rồi loại nó ra khỏi bữa ăn hằng ngày. Trong đó, thực phẩm công nghiệp có chứa sorbitol và fructose là 2 "thủ phạm" phổ biến nhất, vì vậy cần để ý và loại chúng càng sớm càng tốt.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo: người hay bị đầy hơi chướng bụng không nên ăn các loại trái cây ngọt ngay sau bữa ăn vì chúng chứa nhiều đường fructose có thể làm tăng tình trạng đầy hơi.

Mọi người nên tập thói quen ăn uống chậm rãi, nhai kỹ. Việc này không những hạn chế được lượng hơi nuốt vào mà còn giúp ngon miệng hơn. Ngoài ra, Đông y còn khuyên người bệnh xoa bóp vùng quanh rốn đều và mạnh tay để làm giảm phần nào cảm giác đầy hơi, chướng bụng.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]