Cách xử trí khi trẻ tiểu đường bị cúm

Bạn không nên coi thường khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm. Đặc biệt đối với trẻ bị tiểu đường típ 1, vì mức đường huyết có thể bị ảnh hưởng bởi các chứng bệnh này.

0

Trong trường hợp bạn cho trẻ uống các loại thuốc được bán sẵn ở các cửa hiệu thuốc hoặc theo toa của bác sĩ, bạn cần đọc kỹ phần hướng dẫn và cảnh báo trên nhãn thuốc hoặc trao đổi với các bác sĩ. Vì có vài loại thuốc có thể làm gia tăng mức đường huyết ở trẻ.

Trong trường hợp trẻ ốm và có cảm giác chán ăn hoặc nôn ói, điều quan trọng là bạn cần cung cấp nguồn insulin cho trẻ. Bằng việc kiểm tra mức đường huyết thường xuyên, các bác sĩ có thể quyết định điều chỉnh lượng insulin cung cấp vào cơ thể trẻ, tuy nhiên không được ngưng hoàn toàn. Nếu mức đường huyết của trẻ quá thấp và chúng không thể ăn được bất cứ thứ gì, bạn có thể cho trẻ uống soda không đường.

Bạn cần nhớ rằng khi trẻ bị ốm hoặc trầm cảm (hoặc cả hai), mức đường huyết trong cơ thể trẻ có thể tăng đột ngột. Trong trường hợp bạn không biết làm cách nào để giúp kiểm soát mức đường huyết của trẻ, hãy tìm lời khuyên của các bác sĩ.

Ngoài ra, khi trẻ bị cảm cúm, bạn nên cho trẻ thường xuyên kiểm tra mức xeton (ketone) huyết chứ không chỉ vào buổi sáng, khi chúng chưa ăn gì. Trong trường hợp trẻ không thể ăn do có cảm giác buồn nôn, có thể cơ thể chúng bị gia tăng mức xeton trong nước tiểu vốn gây ra bởi tình trạng tăng xeton huyết. Đây là tình huống nguy hiểm và trẻ cần phải được điều trị kịp thời. Hãy đảm bảo rằng trẻ phải được thường xuyên tiêm insulin và uống nhiều các loại thức uống lỏng, nhằm ngăn ngừa tình trạng bị tăng mức xeton huyết nghiêm trọng.

AloBacsi.vn
Theo Phụ nữ online/ Docstoc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]