Cây cỏ hôi chữa viêm xoang

Cây cỏ hôi trong dân gian thường gọi cây cứt lợn, ngũ vị, tên khoa học: Ageratum Conyzoides-L. Cây cao chừng 25-30 cm, lá mọc đối xứng hình quả trứng hoặc hình ba cạnh, phía trên của lá (lưng lá) màu xanh đậm, phía dưới bụng màu nhạt hơn, lá có lông, sờ nhám, vò nát có mùi thơm dễ chịu (dầu sánh màu vàng).

46.7925

Cây cỏ hôi.

Cây cỏ hôi trong dân gian thường gọi cây cứt lợn, ngũ vị, tên khoa học: Ageratum Conyzoides-L. Cây cao chừng 25-30 cm, lá mọc đối xứng hình quả trứng hoặc hình ba cạnh, phía trên của lá (lưng lá) màu xanh đậm, phía dưới bụng màu nhạt hơn, lá có lông, sờ nhám, vò nát có mùi thơm dễ chịu (dầu sánh màu vàng). Trong tinh dầu hoa và lá đều có cadinen, caryophyllen, geratockomen, demetoxygeratocromen và một số thành phần khác.

Và mới đây các nhà khoa học còn cho thấy cây này có 3 tác dụng chính chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng.

Ba cơ chế tác dụng này hoàn toàn phù hợp với cơ chế gây viêm xoang từ viêm họng, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm họng hạt... điều trị không khỏi hẳn, tình trạng viêm lan tới các xoang gây ra viêm xoang. Khi các hố xoang đã viêm tất nhiên sẽ phù nề gây cản trở đường hô hấp trên, như: ngạt mũi, ứ đọng, tiết dịch... và gây phản ứng cục bộ, sốt, đau đầu...

Một số bài thuốc dùng trong nhân dân

Chữa viêm xoang mũi do dị ứng, viêm mũi dị ứng

Bài 1: Cỏ hôi 100g tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, dùng bông thấm nước nhét vào lỗ mũi.

Bài 2: Cỏ hôi 100g, lá long não 50g, lá chanh 10g.

Cách dùng: Rửa sạch, cho 200ml nước, sắc còn 50ml lít nước, đổ nước ra bát hoặc chén xông lên mũi, ngày xông 3 lần.

Chữa rong huyết ở phụ nữ:

Hy thiêm 12g, hương phụ chế 10g, ích mẫu thảo 12g, ngải cứu 16g, cỏ hôi 20g. Tất cả rửa sạch, phơi khô. Cho 600ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần, chia 2 lần uống trong ngày. Thường dùng 3-4 tháng.

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]