Chăm sóc viêm dạ dày-ruột cấp ở trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia, dinh dưỡng đặc trị là yếu tố rất quan trọng để các trẻ bị bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và phát triển khỏe mạnh.

15.5957
Bệnh do vi khuẩn và virus

Bệnh tiêu chảy khởi phát nhanh thông qua các biểu hiện như giảm mật độ phân (lỏng hoặc nước) và/hoặc tăng số lần đi ngoài (điển hình trên lần trong 24 giờ); có hoặc không có sốt, buồn nôn, ói mửa hoặc đau bụng; tiêu chảy dưới bảy ngày và không quá 14 ngày.

Bệnh khá phổ biến ở trẻ dưới ba tuổi. Trong đó, Rotavirus là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra còn có các vi khuẩn thường gặp như Campylobacter, Salmonella… Thông thường, đây là bệnh nhẹ nhưng kèm theo số nhập viện đáng kể và chi phí cao, trong đó Rotavirus gây ra những ca nặng nhất.

Nếu sốt cao (trên 40oC), tiêu máu, đau bụng và ảnh hưởng thần kinh trung ương thì tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Với triệu chứng ói mửa và triệu chứng hô hấp đi kèm thì thường do virus.

Mất nước và bù dịch

Hiện tượng mất nước luôn được xem là yếu tố lâm sàng chính và cũng là yếu tố phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh này. Do đó, luôn phải đo lường tỷ lệ phần % nước bị mất so với thể trọng của trẻ. Phụ huynh cần chú ý đến ba dấu hiệu như mức độ cương của da bằng cách véo da nếu xuất hiện những nếp gấp bất thường, nhiều. Song song đó là dấu hiệu thở bất thường. Nên đo điện giải ở trẻ mất nước nặng.

Một trong những biện pháp tích cực đối với các trẻ bị viêm dạ dày và ruột cấp là phải bù dịch. Trong đó, bồi phụ dịch và điện giải bị mất là thành phần trung tâm quyết định điều trị hiệu quả và nên được áp dụng càng sớm càng tốt. Nếu trẻ bị mất nước, phục hồi sự ổn định tim mạch là quan trọng. Giai đoạn bồi phụ dịch thường có thể được hoàn tất trong bốn giờ và nên đánh giá lại mỗi 1-2 giờ.

Việc bù dịch thường thông qua đường tĩnh mạch, uống… Bên cạnh đó là biện pháp cho ăn lại đối với những trẻ không bị mất nước. Với trẻ cần bù nước nên được cho chế độ ăn phù hợp tuổi sớm ngay khi đã được bù nước.

Phụ huynh cần chú ý: không nên ngưng thức ăn quá 4-6 giờ sau khi bắt đầu bù nước; không cần pha loãng sữa công thức và cho ăn lại dần dần…

Điều trị bằng sữa công thức

UNICEF và WHO khuyến nghị chỉ bổ sung kẽm (10 mg dưới sáu tháng tuổi và 20 mg ở nhũ nhi lớn hơn và trẻ em trong 10-14 ngày) như một điều trị phổ quát cho trẻ bị tiêu chảy. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thì nên bổ sung vi dưỡng chất, trong đó có kẽm. Theo khuyến nghị, chúng ta có thể phòng ngừa cho trẻ bằng chủng ngừa chống rotavirus.

Ngoài việc cho trẻ bú sữa mẹ, phương pháp điều trị bằng sữa công thức động vật và sữa động vật để nguyên và pha loãng khá phù hợp và được dung nạp tốt đối với trẻ bị tiêu chảy nhẹ. Trong đó, khoảng 80% trẻ bị tiêu chảy cấp có thể dung nạp sữa có lactose không pha loãng một cách an toàn. Tuy nhiên, WHO khuyến nghị tránh các sữa chứa lactose ở trẻ bị tiêu chảy dai dẳng sau nhiễm trùng ( 14 ngày) khi thất bại sau thử dùng sữa hoặc sữa chua

Bên cạnh đó, chế độ ăn thực phẩm kèm sữa được ưu tiên khuyến cáo vì nó phù hợp và được dung nạp tốt đối với trẻ đã cai sữa. Ví dụ như gạo, lúa mì, khoai, bánh mì, ngũ cốc, thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau được dung nạp tốt hơn. Nên tránh các thức ăn béo hoặc có nhiều đường như trà, nước trái cây, nước ngọt…

Giáo sư Nguyễn Công Khanh - Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết: Hầu hết các bậc cha mẹ chưa ý thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn bé bệnh.

Họ chủ yếu dựa vào phương pháp điều trị bằng thuốc mà quên đi việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong giai đoạn này, thậm chí còn cho trẻ ăn ít hơn vào những ngày trẻ ốm. Chẳng hạn như khi trẻ bị tiêu chảy, nhiều bà mẹ hạn chế hoặc không cho trẻ dùng sữa mà thay thế bằng những thức ăn loãng hơn như nước cháo.

Đây là một sai lầm vì dinh dưỡng kém sẽ hạn chế tiềm năng phát triển của trẻ nếu như thời gian bệnh kéo dài. Với những trẻ tiêu chảy mạn tính do nhiễm trùng hay do dị ứng với đạm sữa bò tình hình càng nguy hiểm hơn, vì sau một thời gian dài sẽ làm tổn hại lớp men bảo vệ đường ruột và có thể dẫn đến triệu chứng bất dung nạp đường lactose. Những trẻ đặc biệt này thường có các triệu chứng như sình bụng, đầy hơi, đau bụng, ói, tiêu chảy…


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]