Chế độ chăm sóc khi bị ợ chua

Bệnh ợ chua hoàn toàn có thể kiểm soát nếu thay đổi lối sống và cách ăn uống. Bạn phải cẩn trọng khi ăn thức ăn có tính axit.

15.8375

Theo Dân trí, bạn vừa có một bữa ăn thịnh soạn và đang nằm thư giãn trước màn hình. Bỗng cảm giác cái nóng và cơn đau cùng xuất hiện, trào lên cổ họng, kèm theo vị chua và thức ănn như muốn trào ngược ra ngoài. Đó chính là chứng ợ hơi hay ợ nóng.

Chế độ chăm sóc khi bị ợ chua

- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thức ăn kích thích gây tăng nguy cơ trào ngược dịch dạ dày.

- Uống nhiều nước trong và sau bữa ăn cũng cần chú ý để tối ưu hóa tác dụng nhuận trường của chất xơ. Rau cải không chỉ tốt nhờ nhiều chất xơ có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, là món ăn nên có mặt thường xuyên trong thời gian điều trị chứng ợ chua. Các loại dấm chuối hay táo tuy là dạng thức uống chua nhưng là thứ thuốc chống co thắt đường tiêu hóa rất hữu hiệu. Tuy nhiên các nước trái cây quá chua lại có thể gây phản xạ co thắt thực quản và vô tình tiếp tay cho chứng ợ chua. Bạn nên pha loãng các thức uống trên với nước theo tỉ lệ hợp lý để có một thức uống bổ dưỡng và không làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe hiện thời.

- Bên cạnh việc lựa chọn thức ăn, thói quen ăn uống cũng có tác động rất lớn đến bệnh tình của bạn. Ăn quá nhanh nghĩa là bạn phải nuốt những miếng to và chúng sẽ nằm nguyên trong bụng khiến dạ dày khó tiêu hóa. Đừng ăn quá no, ăn thật chậm, nhai thật kỹ để dạ dày cũng chậm rãi làm việc. Nếu tiện, bạn nên chia các bữa chính ra thành các bữa nhỏ trong ngày và chỉ ăn nhẹ ở mỗi bữa để tránh tình trạng quá no. Khi ăn theo nhịp đưa thức ăn vào miệng mà bạn sẽ nuốt vào nhiều không khí nên khi bạn ợ, luồng không khí sẽ mang theo axit gây cảm giác chua đắng. Vì vậy ăn từ từ, nhai kỹ giúp bạn tránh nguy cơ ợ nhiều. Tránh vừa ăn vừa uống sẽ khiến bạn dễ đầy bụng và thức ăn sẽ bị dồn lên. Khi uống, không nên sử dụng ống hút. Ăn xong cần đứng lên, đi dạo cho thức ăn mau tiêu, đừng nên nằm hay ngồi chồm ra phía trước ngay sau bữa ăn.

- Khi ngủ, bạn nên kê gối cao hơn người, nằm nghiêng sang bên trái để đẩy thức ăn trong dạ dày ra xa chỗ tiếp giáp thực quản và dạ dày. Tuy nhiên khi đau, bạn không nên nằm nghỉ, thức ăn sẽ dễ trào lên miệng. Tư thế nằm nghiêng bên trái tốt cho dạ dày hơn nằm sấp họăc nghiêng bên phải.

- Vận động cơ thể đều đặn giúp bạn tránh béo phì nên áp lực trong ổ bụng sẽ giảm phần nào. Mặc quần quá chật, dạ dày bị ép làm áp suất bị đẩy lên cao, thức ăn đồng thời cũng bị đẩy ngược lên. Phụ nữ mang thai cũng khó tránh được chứng ợ chua do trọng lượng cơ thể gây tăng sức ép lên bụng, tuy nhiên triệu chứng này sẽ giảm sau khi sinh nên không nên tự ý uống các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định.

- Khi chứng ợ chua xuất hiện nhiều lần trong tuần và kéo dài hơn 3 tuần, bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, có thể đó là triệu chứng đầu của bệnh loét dạ dày.

Bài thuốc dân gian chữa ợ chua

Sức khỏe & đời sống cho biết thêm, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc đông y sau:

1. Can nhiệt:

- Triệu chứng: Nôn chua, tâm phiền, họng khô, miệng đắng, mạch sác.

- Pháp trị: Tả can thanh hoả.

Bài thuốc: Tả kim hoàn: Ngô thù 4g, Hoàng liên 24g.

2. Hư hàn:

- Triệu chứng: Nôn chua, ngực sương trướng khó chịu, ợ hơi, mạch huyền, rêu trắng.

- Pháp trị: Ôn trung lý khí.

Bài thuốc: Hương sa lục quân: Cam thảo 4g; Xa nhân 6g; Sa sâm 8-12g; Trần bì 8g; Bạch truật 8-12g; Bán hạ; Bạch linh; Mộc hương.

Trà Mi

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]