Chủ quan khi bé ho dễ dẫn tới bệnh hen suốt đời

Tưởng con chỉ ho bình thường, chị Hương hấp hoa hồng mật ong và mua kháng sinh cho uống. Chỉ đến khi bé ho mặt mũi tím tái chị mới cuống cuồng đưa đi cấp cứu.

15.5855
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc (phụ trách đơn vị tư vấn, khám chữa Hen của Bệnh viện Nhi Trung ương) cảnh báo, thời tiết đang chuyển mùa khiến tỷ lệ các bé nhập viện do viêm đường hô hấp, sốt, ho gia tăng. Đặc biệt, với viêm phế quản, hen, tình trạng nóng ban ngày, lạnh ban đêm là điều kiện “lý tưởng” cho bệnh phát sinh. Tuy nhiên, hầu hết các bà mẹ lại rất chủ quan và thiếu kiến thức về hen.
Ảnh sưu tầm

Triệu chứng Hen phế quản ở bé:

- Khó thở.

- Xuất hiện từng cơn ho đột ngột về đêm.

- Đôi khi kèm theo ngứa mũi, ngứa họng, ho, hắt hơi...

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi tuần có khoảng 200 bé đến khám hen.

Một cháu bé 4 tuổi ở Hưng Yên vào cấp cứu trong tình trạng co thắt phế quản, khó thở, người tím tái, mắt nhắm nghiền, nếu cấp cứu chậm thêm 2-3 phút là có thể tử vong. Phụ huynh cho biết, cháu vẫn thường xuyên có những cơn ho, khó thở nặng vào ban đêm, nhưng họ nghĩ con chỉ bị ho bình thường và tự mua siro ho cho uống.

Trường hợp bé Nguyễn Hải Anh (6 tuổi, con chị Hương ở tổ 34, An Trạch, Hà Nội) cũng tương tự. Thấy con thường xuyên ho, khó thở, chị Hương cho uống mật ong hấp hoa hồng. Thấy con không đỡ, chị tự mua kháng sinh về cho uống, đến khi bệnh bé nặng mới đưa đi bệnh viện.

Ngồi bên giường con trong khoa Cấp cứu lưu, nhìn bé thở dốc dù đã được hỗ trợ bằng hệ thống thở ôxy, chị Hương nghẹn giọng: “Cứ chủ quan nghĩ rằng trẻ con ho là chuyện bình thường, nên em chẳng đưa cháu đi khám. Giờ bác sĩ bảo, cháu ho lâu ngày quá nên đã bị Hen phế quản rồi”.

Không chỉ cha mẹ thiếu kiến thức về Hen mà ngay các bác sĩ, nhất là ở tuyến cơ sở, cũng dễ chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót bệnh, dẫn đến điều trị không phù hợp, khiến tỷ lệ các bé nhập viện do Hen ngày càng tăng.

Không được tự ý dùng thuốc

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ Hen ở trẻ em là 10%, gấp đôi so với người lớn. Bé dưới 2 tuổi chiếm 1/5 số ca bệnh. Mặc dù ỷ lệ tử vong không cao nhưng bétrẻ có thể bị bệnh suốt đời do sự chủ quan của người lớn.

Giáo sư Nguyễn Năng An (Chủ tịch Hội Hen, Dị ứng & Miễn dịch lâm sàng) cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây Hen phế quản trẻ em, thường gặp nhất là những yếu tố trong môi trường sống, sản xuất. Tình trạng nhiễm trùng tái phát đường hô hấp như viêm VA, viêm amidan, viêm Mũi dị ứng, viêm Mũi xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… cũng dẫn đến bệnh này.

Có tới 30% số trẻ Hen phế quản không còn triệu chứng khi 3 tuổi, một số khác sẽ khỏi khi đến tuổi dậy thì. Mặc dù vậy, nếu không được điều trị đến nơi đến chốn, bệnh Hen có thể đeo đẳng trẻ suốt đời, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sự phát triển như gây suy dinh dưỡng, chậm phát phát triển về thể chất, trí tuệ. Biến chứng nặng nhất là suy tim mạn tính.

Bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương (khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương) khuyến cáo, mọi phương pháp điều trị đều phải có sự chỉ định của bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con dùng, cũng không tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy tình trạng bé khá hơn. Nếu ngừng điều trị giữa chừng, bé sẽ lên cơn Hen nặng trở lại.

Theo Bibi

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]