Cơ chế sinh tồn của ký sinh trùng bệnh buồn ngủ

15.6004
Phát hiện mới của các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Edinburgh về chiến lược sinh tồn của ký sinh trùng gây ra bệnh buồn ngủ có thể giúp tạo ra các liệu pháp chữa trị mới cho bệnh này.

Các nhà khoa học phát hiện loại ký sinh trùng, có biến đổi thành hai dạng các thể/vật chất/ký sinh trùng, đã phát triển sự cân bằng thận trọng giữa hai cá thể này.

Một trong hai cá thể này đảm bảo truyền nhiễm trong máu người bệnh và cá thể còn lại bị ruồi xê xê (ruồi hai cánh phổ biến ở Trung Phi, chuyên hút máu người và động vật) hút đi và lan truyền sang người hoặc động vật khác.

Loại ký sinh này có được được sự cân bằng tốt nhất giữa việc duy trì để cá thể ký sinh chống lại phản ứng miễn dịch và gây ra truyền nhiễm, đồng thời đảm bảo các cá thể ký sinh khác có chức năng phán tán bệnh buồn ngủ.

Các nhà nghiên cứu trên đã áp dụng kết hợp các kỹ thuật sinh học và toán học để tìm hiểu loại ký sinh này cân bằng sự sản sinh mỗi cá thể ký sinh khi gây truyền nhiễm.

Kết quả này có thể đưa đến nghiên cứu mới về cơ chế ký sinh này phản ứng với môi trường quanh chúng để đảm bảo sự sinh tồn của chúng trong trong việc lây bệnh ngắn hạn và dài hạn.

Một trong những tác giả nghiên cứu trên, Giáo sư Keith Matthews nói: "Các ký sinh trùng bênh buồn ngủ biến đổi dạng của chúng để đảm bảo sự sinh tồn và lây lan. Chúng tôi hy vọng nghiên cứu sâu hơn về cơ chế hoạt động của chúng, chúng ta sẽ có thể phát triển các cách can thiệp chiến lược sinh tồn của chúng và ngăn chặn sự lây lan của bệnh này."

Bệnh buồn ngủ bị lây lan do vết cắn của muỗi xê xê, ảnh hưởng đến khoảng 30.000 người ở khu cực Cận Saharan của Châu Phi.

Hàng triệu người khác hiện đang có nguy cơ mắc bệnh này. Không chỉ vậy, bệnh còn ảnh hưởng đến cả các động vật và hiện vẫn chưa có liệu pháp chữa trị triệt để nào./.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]