Có khối u ở bụng có phải là ung thư?

U bụng là biểu hiện bệnh lý của các tạng, là giai đoạn muộn của tổn thương lành tính dạng năng (kyst), u hỗn hợp, u xơ cơ, các loại ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư tuỵ.

31.1966

Xuất hiện khối u ở bụng

Theo Sức khỏe và đời sống, khối u vùng bụng bao gồm u trong ổ bụng và u sau phúc mạc. Các tạng nằm trong ổ bụng như: gan, tuỵ, lách, dạ dày, đại tràng, hệ thống hạch, tử cung, buồng trứng khi có tổn thương phần lớn là ác tính sẽ thể hiện là những khối u bụng.

Các tạng nằm sau phúc mạc như: thận, tuyến thượng thân, các hạch giao cảm khi hình thành khối u sẽ thể hiện trên lâm sàng là những khối u sau phúc mạc. U bụng là biểu hiện bệnh lý của các tạng, là giai đoạn muộn của tổn thương lành tính dạng năng (kyst), u hỗn hợp, u xơ cơ, các loại ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư tuỵ.

- Theo vị trí của các tạng nằm trong ổ bụng khi xuất hiện u sẽ có các biểu hiện bệnh lý khác nhau ở dưới sườn phải nghĩ tới u gan, dưới sườn trái là lách, trên rốn là dạ dày, tuỵ dưới rốn ở nữ là u buồng trứng.

Tuy nhiên có những trường hợp là u nằm ở các vị trí khác thường như: thận sa, sẽ sờ thấy u ở hố chậu phải hoặc bố chậu trái, u nang buồng trứng nằm cố định ở trên rốn,... hoặc u hạch có thể nhiều vị trí khác nhau ở ổ bụng.

Có khối u ở bụng có phải là ung thư?

(Ảnh minh họa)

- Các loại u nằm sau phúc mạc thường nằm sâu, xác định khó. Trừ thận u to thể sờ vào thấy với các đặc điểm trên. Còn lại một số như u tuyến thượng thận, u thần kinh, u quát,... Khi phát triển to, lan rộng mới xác định được các đặc tính của khối u.

U đại trực tràng

Cũng theo Phụ nữ Online, ung thư đại trực tràng (UTĐTT) cũng thường có triệu chứng mơ hồ, ban đầu chỉ là những triệu chứng đau bụng, gầy sút, mệt mỏi, da xanh, rối loạn tiêu hóa (RLTH) và có lúc đi tiêu ra máu…

Người bệnh thường nghĩ mình bị RLTH thông thường nên tự mua thuốc về uống. Thậm chí, một số thầy thuốc đôi khi cũng ngộ nhận về bệnh này, cho là kiết lỵ hay trĩ và bỏ lỡ cơ hội phát hiện sớm.

Khi người bệnh thấy có khối u ở bụng hoặc đến lúc bí trung tiện, nôn, đau quặn bụng (triệu chứng tắc ruột), mới đến bệnh viện khám thì đã quá muộn, rất khó điều trị.

Thói quen ăn uống nhiều chất béo, ít rau xanh , thuốc lá, rượu bia, lại lười vận động chính là những các yếu tố gây nên bệnh này. Ngoài ra, nguy cơ bệnh còn đến từ các yếu tố di truyền như viêm loét đại tràng, bệnh pô líp ruột…

Do vậy, cách phòng chống UTĐTT hiệu quả là ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, nhất là các loại rau quả đậm màu. Duy trì thói quen vận động, thể dục từ 30-60 phút/ngày.

Do bệnh tiến triển âm thầm, triệu chứng không rõ rệt nên để phát hiện sớm, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ cao nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để được BS tư vấn làm các xét nghiệm tầm soát ung thư UTĐTT như: thử máu; nội soi khung đại tràng hoặc đại tràng (ruột già); siêu âm, X quang đại tràng giúp tìm thấy bướu.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]