Có nên tiêm phòng ngừa cúm cho trẻ?

Trẻ từ 6 tháng tuổi nên tiêm ngừa văcxin phòng ngừa bệnh cúm càng sớm càng tốt để tránh mắc bệnh này.

15.6116

Có nên chích ngừa cúm cho trẻ?

Theo Phụ nữ Online, trẻ em là đối tượng ưu tiên nên được tiêm ngừa cúm hàng năm, dựa theo các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và của Bộ Y tế Việt Nam.

Lưu ý, với trẻ dưới chín tuổi, nếu trước đây chưa từng tiêm ngừa cúm thì phải tiêm liều thứ hai cách liều đầu tiên ít nhất bốn tuần.

(Ảnh minh họa)

Trẻ được tiêm ngừa vắc-xin sẽ có những lợi ích: ngừa 60-90% bệnh cúm được chẩn đoán xác định qua xét nghiệm; ngừa 30-36% bệnh viêm tai giữa cấp; giảm 41% các cơn hen kịch phát đối với người bị hen suyễn; giảm 79% nguy cơ nhập viện do viêm phổi ở người đái tháo đường; giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người thân trong gia đình (ông bà, cha mẹ, anh em) và bạn cùng trường.

Nên tiêm ngừa cúm cho trẻ khi nào?

Cũng theo Tuổi trẻ, hiện nay rất nhiều bé nhiễm siêu vi (đa số là virút cúm theo nhiều nghiên cứu trước đây) đến khám tại các bệnh viện và phòng khám nhi. Nhiều trẻ đã được kê toa kháng sinh mặc dù có thể chưa cần thiết. Hậu quả là các bé phải dung nạp một lượng thuốc không cần cho cơ thể, lại dễ có nguy cơ gây dị ứng và tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón...

Do vậy, biện pháp phòng ngừa bệnh cảm cúm rất có ý nghĩa đối với nhiều gia đình. Trẻ từ 6 tháng tuổi nên tiêm ngừa văcxin phòng ngừa bệnh cúm càng sớm càng tốt để tránh mắc bệnh này, như khuyến cáo mới đây của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP).

Liều dùng: những bé từ 6 tháng đến 8 tuổi, phác đồ tiêm ngừa và liều dùng giống như năm 2012-2013. Nếu bé đã được tiêm một liều văcxin cúm mùa trước, chỉ cần tiêm thêm một liều văcxin cúm. Nếu bé chưa tiêm liều nào hoặc không có sổ tiêm chủng ghi chú rõ ràng, nên tiêm hai liều cách nhau bốn tuần.

Tương tự, những bé chưa tiêm đủ hai liều hoặc hơn, loại văcxin cúm mùa kể từ ngày 1-7-2010, nên tiêm hai liều văcxin năm 2013-2014. Các thầy thuốc nên lưu ý đến những nhóm người dễ bị nhiễm bệnh cần tiêm phòng gồm: trẻ em bị bệnh mãn tính, nhân viên y tế, phụ nữ có thai hoặc có thể sẽ có thai, những người nội trợ và chăm sóc trẻ ở những cộng đồng có nguy cơ cao.

AAP vẫn khuyến cáo điều trị bệnh cúm cho những bé có triệu chứng trầm trọng với oseltamivir hoặc zanamivir. Tuy nhiên, phòng ngừa bệnh bằng thuốc không thể thay thế biện pháp miễn dịch phòng ngừa qua việc tiêm chủng văcxin.

Tham khảo thuốc: Eyelight Daily

- Người có dấu hiệu nhức mắt, mỏi mắt, mờ mắt do mắt làm việc nhiều, thiếu dinh dưỡng cho mắt.

- Người đọc sách, xem ti vi, làm việc thường xuyên trên máy vi tính.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]