Công dụng chữa bệnh của nghệ đen

Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực…chữa bệnh đầy hơi, ăn không tiêu, bế kinh,...

0

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, nghệ đen còn có nhiều tên gọi khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm. Trong y học cổ truyền, nghệ đen có tên thuốc là nga truật, là thân rễ phơi khô của cây nghệ đen.

Nghệ đen là loại cây thảo cao từ 1 - 1,5m, thân rễ hình nón với nhiều nhánh phụ thon như hình quả trứng tỏa xung quanh như hình chân vịt. Lá có bẹ to ôm vào chân cây ở phía dưới, có đốm tía đỏ ở gần giữa mặt trên, lá dài 30 - 60cm, rộng 7 - 8cm.

Cuống lá ngắn hoặc không có. Hoa màu vàng, đài có thùy hình mác tù, dài 15mm, thùy giữa nhọn. Cụm hoa tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ. Lá bắc phía dưới hình quả trứng hay hình mác tù, màu xanh lục nhạt, đầu lá màu đỏ, không mang hoa. Quả hình trứng, ba cạnh, nhẵn hạt thuôn, áo hạt trắng. Về hình dáng, nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng có màu tím đậm.

Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, ven suối, vùng xốp ẩm và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Bộ phận dùng là thân, rễ tươi hoặc khô khi thu củ, vỏ ngoài vàng nâu, trong xanh thẫm, thu hái về cắt bỏ rễ con, luộc chín. Thu hái nghệ đen vào đầu tháng 11 - 12.

Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực… Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh…

Một số đơn thuốc có sử dụng nghệ đen

- Chữa chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ, kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh: Nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.

- Ăn không tiêu, bụng đầy trướng: Nghệ đen 25g, tim lợn 1 quả. Tim lợn làm sạch, thái miếng, nghệ đen thái lát, nấu chín, thêm gia vị. Ăn liên tục 5 - 7 ngày.

- Chữa đau bụng kinh, sắc kinh xấu: Nghệ đen 20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 8g. Sắc với 500ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.

- Bổ khí, dưỡng huyết: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 40g. Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Ngày uống 8 - 12g. Thích hợp dùng cho các trường hợp suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu,…

Chữa sản hậu, phù nề, vàng da: Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam cho biết, nghệ đen 100g, hương phụ 100g, quả quất non 50g, cắn nước tiểu 5g, phơi khô, tán bột, luyện với mật ong vo viên bằng hạt ngô, ngày uống 10 viên.

- Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g, sắc uống mỗi ngày một thang.

- Chữa đau bụng từng cơn do khí lạnh hoặc tích trệ: Nghệ đen và mộc hương (lượng bằng nhau) phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 2g với nước dấm nhạt.

- Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống: Nghệ đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu 40g, hạt cau 40g, đăng tâm 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g, củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả tán thành bột mịn, hoàn viên. Ngày uống 8 đến 12g với nước xắt gừng đã nướng chín...

Lưu ý: Không dùng nghệ đen cho người khí huyết hư, phụ nữ có thai.

Thuốc tham khảo: Vitamin E 400mg

- Phòng ngừa và điều trị thiếu vitamin E
- Các rối loạn bệnh lý về da làm giảm tiến trình lão hóa ở da, giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn ở da
- Điều trị hỗ trợ chứng gan nhiễm mỡ, chứng tăng cholesterol máu.

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]