Công dụng của cây bạch hạc trong chữa bệnh

Bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh của cây bạch hạc là rễ.

0

Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam, bạch hạc còn gọi là nam uy linh tiên, cây kiến cò, có tên khoa học là Rhinacanthus communis Nees., họ Ô rô (Acanthaceae). Là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1 – 2m, có rễ chùm.

Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn...Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều nơi bằng gốc, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ (Radix Rhinacanthi). Đông y cho rằng, cây bạch hạc có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có công năng chống ho, sát khuẩn, chống ngứa, trừ phong thấp.

Chia sẻ trên Báo điện tử Kiến thứcTS Lê Thị Thanh Nhạn, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết thêm, người ta thường dùng rễ cây, dùng tươi hay khô làm thuốc. Rễ tươi mới đào bẻ đôi để một lúc lâu sẽ có màu đỏ. Lớp vỏ ngoài rễ bong ra, mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa mùi sắn rừng.

Mùa thu hái của cây là quanh năm, nhưng tốt nhất là mùa thu đông. Đôi khi người ta chỉ dùng vỏ rễ, có khi dùng cả lá. Trong rễ cây của nó có chứa 1,87% chất gần giống axit cryzophanic và axit frangulic. Đây là một chất màu đỏ, khôn mùi, không vị, tan trong cồn và dung dịch kiềm.

Nhiều nơi trong dân gian thường dùng cây bạch hạc chữa bệnh hắc lào và một số bệnh ngoài da nhưc chốc lở, bệnh mụn rộp lan vòng, eczema mạn tính. Dùng rễ tươi hoặc khô giã nhỏ, ngâm rượu hoặc giấm trong vòng 7 - 10 ngày, rửa sạch các vết hắc lào rồi bôi thuốc này lên. Có thể nấu thành cao để dùng.

Phương thuốc chữa bệnh từ cây bạch hạc

*  Chữa huyết áp cao, trị phong thấp, nhức gân, tê bại. Mỗi ngày uống từ 10 – 15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô ngâm trong rượu, giấm để uống dần. * Chữa lao phổi: Lấy thân và lá bạch hạc 20g, sắc nước, cho thêm đường uống hằng ngày.

* Chữa eczema, hắc lào, lang ben: Rễ cây bạch hạc 50g, thái nhỏ, giã nát; cồn  etylic  70 độ 100ml. Ngâm rễ cây kiến cò đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben  ngày 2 lần đến khi khỏi.

* Đau thần kinh tọa do lạnh: Rễ cây bạch hạc 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Phương này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm đau. Uống liền từ 10 – 15 thang....

Thuốc tham khảo: Eugica

Dùng điều trị các chứng ho, đau họng, sổ mũi, cảm cúm.

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]