Công dụng của dầu gạo cho sức khỏe

Dầu gạo là loại dầu ăn duy nhất dẫn đầu về cả chất lượng và số lượng các chất chống ô xy hóa như: vitamin E, Gamma Oryzanol, Phytosterol, các a xít béo không no và omega 3 - 6 - 9

15.5976

Giảm cholesterol

Theo Thanh niên, nhiều cuộc nghiên cứu về sức khỏe con người đã cho thấy hiệu quả của dầu gạo trong việc làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu.

Ngoài ra các nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia và Hội đồng Y khoa Ấn Độ cũng đã chỉ ra rằng dầu gạo là loại dầu ăn duy nhất dẫn đầu về cả chất lượng và số lượng các chất chống ô xy hóa như: vitamin E, Gamma  Oryzanol, Phytosterol, các a xít béo không no và omega 3 - 6 - 9,… có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong cơ thể, là nguyên nhân chính tạo ra các mảng bám gây hẹp động mạch, cản trở tuần hoàn máu dẫn đến các chứng tai biến, đột quỵ, xơ vữa động mạch…

Trong các chất ô xy hóa kể trên, Gamma Oryzanol là chất chỉ tìm thấy duy nhất trong dầu gạo và được khoa học chứng minh có khả năng ngăn chặn cơ thể hấp thu cholesterol xấu từ thức ăn, cũng như có tác dụng đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.

Các chuyên gia tim mạch trên thế giới cũng khuyên người thừa cholesterol nên dùng thực phẩm chứa Gamma Oryzanol một cách tự nhiên để đưa cholesterol về mức “chuẩn”, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch. Đây là một biện pháp đơn giản, an toàn và dễ thực hiện.

Cải thiện làn da

Theo Sức khỏe cộng đồng, hàm lượng cao vitamin E và gamma-oryzanol có trong dầu gạo có tác dụng làm trắng da, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các tia cực tím. Vì vậy mà dầu gạo ngày càng được lòng chị em phụ nữ ưa thích chăm sóc da và làm đẹp từ liệu pháp tự nhiên.

Trên thế giới, các dưỡng chất của dầu gạo cũng được áp dụng vào công nghệ sản xuất kem chống nắng và dưỡng da.

Ngăn ngừa ung thư và chống lão hóa

Dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường, căng thẳng, sử dụng rượu, bia., thuốc lá… các gốc tự do hình thành và tích tụ theo thời gian sẽ làm suy yếu các tế bào, gây ra quá trình lão hóa.

Đây cũng là nguyên nhân gây ra hơn 60 loại bệnh phổ biến ở người như suy giảm trí nhớ (Alzheimer), tai biến mạch máu não và ung thư…

Gamma-oryzanol là dưỡng chất tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Trong các loại dầu thực vật, dầu gạo chứa dưỡng chất này. Ngoài lượng gamma-oryzanol dồi dào, dầu gạo còn chứa vitamin E có tác dụng tăng cường khả năng chống oxy hóa của cơ thể, ức chế hình thành các gốc tự do.

Nghiên cứu của Đại học Kyushu (Nhật Bản) trên cơ thể chuột cho thấy, vitamin E làm chậm đáng kể sự phát triển của tế bào ung thư.

Cung cấp các chất béo thiết yếu

Chất béo là một trong 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò cung cấp năng lượng và tham gia vào các quá trình sinh hóa của cơ thể. Tuy nhiên, tùy vào tuổi tác và thể trạng mà lượng chất béo cần thiết khác nhau.

Để đảm bảo cơ thể phát triển khỏe mạnh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo, lượng chất béo hấp thu chỉ nên chiếm 30% tổng lượng calo của cơ thể.

Tỷ lệ chất béo cân bằng theo tiêu chuẩn là khoảng 30% chất béo bão hòa, 33% chất béo không bão hòa đơn và 37% chất béo không bão hòa đa.

Trong số các loại dầu thực vật, dầu gạo là loại dầu có tỷ lệ cân bằng chất béo gần nhất với WHO và AHA. Cụ thể, tỷ lệ chất béo bão hòa, không bão hòa đơn và không bão hòa đa trong dầu gạo là 20-47%, tốt hơn dầu ô-liu, đậu phộng hay đậu tương…

Xu hướng tiêu dùng mới

Cũng theo Kiến thức, hiện nay, dầu gạo đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan... với số lượng tiêu thụ lớn. Càng ngày, nhu cầu sử dụng dầu gạo càng tăng và đang trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Australia, New Zealand... Bởi nơi đây, người dân ngày càng quan tâm đến giá trị dinh dưỡng mà dầu ăn mang lại chứ không chỉ sử dụng dầu ăn vì một mục đích đơn thuần là chế biến thực phẩm.

Tham khảo thuốc: Vitamin b9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]