Đái tháo đường gây suy thận

15.5706

Đái tháo đường làm giảm tuổi thọ từ 5 đến 10 năm và là nguyên nhân hàng đầu gây mù, lở loét. Theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, hơn 67% người phát hiện ra bị đái tháo đường khi bệnh đã có các biến chứng trên.

Hàng năm số người chết vì các bệnh liên quan đến đái tháo đường tương đương với số người tử vong vì bệnh HIV/AIDS. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 10 giây, có một người chết do đái tháo đường và các biến chứng. Tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh (170%) ở các nước đang phát triển.

Bà Nguyễn Thị Phan (60 tuổi, TP HCM) nhập bệnh viện Chợ Rẫy do hai bàn chân đau, tê, mất cảm giác, lở loét lan rộng sau một lần cắt lẹm móng chân. Khi xét nghiệm máu và được chỉ định tháo khớp bàn chân, bà mới biết mình bị đái tháo đường lâu năm. Loét chân chỉ là một trong nhiều biến chứng bệnh gây ra. Cùng điều trị ở khoa Nội tiết với bà Phan, nhiều người bị biến chứng rất nặng như liệt dạ dày, chảy máu đáy mắt, mù hoặc suy thận...

TS. Nguyễn Thị Bích Đào - Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy, Trưởng bộ môn Nội tiết Đại học Y Dược TP HCM cho biết, bệnh đái tháo đường có các triệu chứng điển hình như: mệt mỏi, tiểu nhiều, khát, uống nhiều nước, gầy, nhìn mờ, sút cân, luôn đói, nhiễm khuẩn âm đạo...

Tuy nhiên, người bệnh thường trải qua giai đoạn không có triệu chứng. Giai đoạn này có thể kéo dài 10 năm. Do đó, hơn 65% bệnh nhân đái tháo đường khi được chẩn đoán không biết mình đã mắc bệnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến trên 80% bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng tim mạch gây tử vong, 40% bệnh nhân viện phải cắt cụt chi, mù mắt... Ngoài ra, bệnh còn gây tình trạng bất lực ở các nam bệnh nhân.

Người dân chưa có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ (xét nghiệm máu để đo đường huyết) cùng việc diễn biến thầm lặng, không biểu hiện ra bên ngoài nên đái tháo đường ít được phát hiện sớm. Một số trường hợp hôn mê, tử vong đột ngột do đường huyết quá cao (không dùng thuốc, không kiểm soát chế độ ăn) hoặc đường huyết quá thấp (nhịn đói hay dùng thuốc quá liều), biến chứng nặng làm tổn thương nhiều cơ quan nội tạng. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân chủ quan bỏ mặc đường huyết sau một thời gian điều trị. Điều này khiến bệnh nặng hơn, nguy hiểm tới tính mạng.

Nếu phát hiện sớm bệnh, bạn có thể dùng thực phẩm chức năng kèm theo chế độ ăn uống, tập thể dục phù hợp. Trường hợp đã phát bệnh, bạn nên phòng biến chứng bằng cách khống chế đường huyết dưới mức cần thiết.

Để kiểm soát và ngăn chặn biến chứng đái tháo đường, người bệnh cần theo dõi 3 chỉ số: đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và đặc biệt là HbA1C (HbA1C là chỉ số mới được phát hiện, giúp phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết trong vòng 3 tháng gần nhất). Người bệnh cần theo dõi chỉ số HbA1C tối thiểu 2 lần một năm.

Dây thìa canh.

TS Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật ĐH Dược Hà Nội, cho biết dây thìa canh (tên khoa học là Gymnema sylvestre) giúp cải thiện chất lượng sống cho người bị chứng tiểu ngọt (kiến bâu). Loài thảo dược này giúp hạ đường huyết, giảm HbA1C cho bệnh nhân đái tháo đường. Sử dụng dịch chiết dây thìa canh 400 mg một ngày trong 3 tháng, mức đường huyết trước bữa ăn, sau bữa ăn và HbA1C của bệnh nhân giảm lần lượt 11%, 13% và 0,6%.

BS. Hoàng Hiệp
Viện Y học Cổ truyền Quân đội

Tại Việt Nam, dây thìa canh lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 2006 trong nghiên cứu của các nhà khoa học Trường ĐH Dược Hà Nội. Kết quả nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dược học (Bộ Y tế) số 391 tháng 11/2008 cho thấy dây thìa canh tại Việt Nam cũng có tác dụng tương đương dây thìa canh ở nhiều nước khác.

Nghiên cứu này đã được chuyển giao cho Công ty TNHH Nam Dược để tạo ra sản phẩm chuẩn hóa, có chất lượng cao, sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (Thực hành sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế Thế giới). Sản phẩm có tên là Diabetna đã có mặt trên thị trường hơn 2 năm.

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]