Để phát hiện sớm ung thư đai trực tràng

Ở nước ta, ung thư đại tràng là 1 trong 3 loại ung thư hàng đầu thuộc hệ tiêu hóa. Dự đoán trong vài năm tới, số người mắc căn bệnh này sẽ tăng nhanh do lối ăn uống ít chất xơ, giàu thịt và các món ăn nhanh ngày một thịnh hành.

0

Cảnh giác với suy nhược, thiếu máu và sụt cân

Chị Nguyễn Thu Giang Là nhân viên văn phòng tại một công ty ở khu Trung Hòa, Nhân Chính, Q. Cầu Giấy, Hà Nội. Công việc văn phòng phải ngồi nhiều sợ bị béo bụng nên chị Giang rất chăm chỉ tập thể dục. Lúc thì tập eorobic gần nhà lúc chiều tối. Khi thì tranh thủ giờ nghỉ trưa đăng ký một lớp tập yoga. Tập thể dục đều đặn nên không những cơ thể chị gọn gàng săn chắc mà sức khỏe chị cung rất ổn. Chẳng mấy khi chị ốm vặt, mọi người trong công ty thán phục chị lắm.

Thế mà dạo gần đây chị Giang bỗng thấy cơ thể mình có biểu hiện suy nhược, mọi người bảo nhìn da chị không còn hồng hào như trước nữa. Bản thân chị cũng thấy mình ốm hơn, chị bị sút mất 2 cân, thỉnh thoảng hay bị chóng mặt. Mặc dù chị ăn uống bình thường và chế độ tập luyện thể dục của chị vẫn được duy trì đều đặn. Nghĩ là mình bị thiếu máu chị đến gặp bác sĩ xin ý kiến tư vấn.

Sau khi thăm khám cho chị bác sĩ cho biết đúng là chị bị thiếu máu nhưng không thể tìm ra nguyên nhân. Để cải thiện sức khỏe, bác sĩ khuyên chị nên đi nội soi hệ tiêu hóa. Vì nhiều trường hợp bị mất máu do có khối u ở ruột, dạ dày hoặc đại tràng là nguyên nhân khiến cơ thể mất máu. Kết quả nội soi cho thấy chị Giang có khối u ở đại trực tràng. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể chị bị suy nhược và thiếu máu.

Bệnh phổ biến nhưng ít người biết

Ung thư đại tràng là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất trong cộng đồng. Trên thế giới Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) đứng hàng thứ 3 về mức độ mắc. Ở cộng đồng các nước phát triển, UTĐTT đứng hàng thứ hai, đang có xu hướng tăng lên ở mức thường gặp nhất. Đây là loại ung thư có liên quan chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng.

BS. Vũ Đức Chung (Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Quân đội 354) cho biết, UTĐTT chủ yếu phát triển từ các tế bào tuyến của niêm mạc đại tràng, xâm lấn vào thành ruột lan ra các tổ chức xung quanh. Di căn theo hai đường: đường bạch huyết tới các nhóm hạch, đường máu tới gan, phổi, xương...

Ung thư sẽ gây các rối loạn bài tiết phân, gây cản trở bít tắc lòng ruột và chảy máu vào trong lòng ruột làm đi ngoài ra máu.

BS. Vũ Đức Chung cũng cho biết bệnh nhân bị UTĐTT thường có những biểu hiện dễ nhận thấy nhất là thiếu máu, cơ thể suy nhược, sút cân. Điều này có thể nhận thấy như ở trường hợp của chị Giang ở trên. Khi có những biểu hiện đó nhiều bệnh nhân thường chủ quan cho rằng do cơ thể suy nhược, hoặc do ăn uống thiếu chất nên chủ quan.

Thực tế cơ chế của UTĐTT là khi có khối u nó sẽ ăn hết chất từ máu của cơ thể. Khi đi ngoài phân nhầy mũi, có lẫn máu đỏ đen, rỉ rả. Mỗi lần như vậy cơ thể sẽ mất khoảng từ 5-10ml máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng cơ thể thiếu máu.

Hiện nay, y học chưa biết chính xác nguyên nhân gây ung thư đại tràng. Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ chắc chắn làm dễ mắc bệnh hơn như tuổi tác (trên 9% bệnh nhân ung thư đại tràng là trên 50 tuổi), có tiền sử bị polip đại tràng, có tiền sử mắc bệnh viêm loét đại tràng, có tiền sử mắc bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, trong gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng hay đường ruột, chế độ ăn – uống nhiều chất mỡ động vật, thịt màu đỏ, nghèo chất xơ nguồn gốc thực vật, ít vận động, béo phì, uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc lá…

6 lời khuyên hữu ích hạn chế nguy cơ ung thư đại trực tràng

1. Giảm phần calo từ chất béo và tinh bột.

2. Tăng cường chất xơ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày.

3. Hạn chế thức ăn muối, lên men, xông khói, sấy khô (cá khô, xì dầu, thịt hun khói...).

4. Hạn chế tiêu thụ những gia vị vô bổ có thể gây ung thư như phẩm nhuộm, dầu thơm...

5. Tránh những chất gây đột biến gen trong thức ăn như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trọng.

6. Không lạm dụng rượu, bia và các chất lên men khác.

M.D.H

Theo tạp chí Sống Khỏe

loading...
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]