Điều trị bệnh tiểu đường bằng… gia vị

GiadinhNet - Cùng với ung thư, tiểu đường được xem là bệnh của xã hội hiện đại ngày càng trở thành nỗi ám ảnh của người dân, bất kể giàu nghèo, bất kề sang hèn.

15.6033
Chữa bệnh không bằng phòng bệnh, những hiểu biết cơ bản về tiểu đường là cẩm nang thiết yếu cho hành trình sống vui khỏe của bạn.
 
Sử dụng hạt Methi Ấn Độ pha trà uống giúp điều chỉnh lượng đường cao trong máu bệnh nhân tiểu đường.

Điều khiến người ta phải lo lắng và sợ hãi căn bệnh này, chính là vì những biến chứng nguy hiểm của nó, có thể khiến bệnh nhân bị tàn phế, thậm chí tử vong, nếu không có hướng điều trị đúng và tốt.

Bệnh tiểu đường có hai loại biến chứng: cấp tính và mãn tính. Về cấp tính, do đường huyết tăng cao, có thể gây hôn mê. Ngược lại, bệnh nhân cũng có thể bị hạ đường huyết, thường do dùng quá liều thuốc insulin gây nên, hoặc do nhịn đói, kiêng khem quá mức.

Về mãn tính, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng như:

- Biến chứng tim mạch làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi.

- Biến chứng mắt gây mù loà, giảm thị lực, khoảng 2% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường trong 15 năm thì bị mù, đến khoảng 10% tiến triển thành chứng rối loạn thị giác nghiêm trọng.

- Biến chứng thận: khoảng 1/3 bệnh nhân đái tháo đường tiến triển thành bệnh thận và khoảng 20% bệnh nhân đái tháo đường type 1 bị suy thận.

- Biến chứng thần kinh gây mất cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức… là nguy cơ của nhiễm trùng chân đưa đến đoạn chi.

- Yếu sinh lý còn gọi là bất lực hay rối loạn chức năng cương cứng, cũng là biến chứng thường gặp trong bệnh tiểu đường. Bệnh gây ra tổn thương thần kinh cho toàn bộ cơ thể, kể cả thần kinh ở dương vật.

Ngày nay, tuy rằng vẫn chưa có cách trị dứt bệnh đái tháo đường, nhưng đã có phương pháp điều trị hiệu quả nhằm ổn định đường huyết, đó là kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập luyện thể lực và sử dụng thảo dược.

Lập kế hoạch cho một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện đúng cách là những phương pháp mang tính chủ quan, đơn giản mà hiệu quả. Nhưng chọn một toa thuốc tốt phù hợp với thể tạng và “hầu bao” của bạn thì cần phải được cân nhắc kỹ tránh tiền mất tật mang.

Việc sử dụng thảo dược trong phòng và điều trị tiểu đường đang là một phương án được áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến do ưu điểm về sự an toàn, tiện dụng và chi phí thấp.
 

Thảo dược Methi Ấn Độ là một trong số ít thảo dược đươc WHO và nhiều quốc gia nghiên cứu và sử dụng do có hoạt tính giúp hạ lượng đường trong máu rất tốt. Trên tạp chí “Phytotherapy Research” và “ The British Journal of Pharmacology”, Tiến sĩ Manoj Bhat- Nhà khoa học tại NCCS ( National Centre for Cell Science – Trung tâm nghiên cứu Khoa học Tế bào quốc gia Ấn Độ cho biết hạt Methi (tên Anh ngữ Fenugree) rất hữu dụng trong hạ đường huyết đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Các nhà khoa học Ấn Độ cũng đã chỉ ra rằng việc sử dụng thảo dược Methi trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường type 1 sẽ giúp giảm mức đường trong nước tiểu xuống 54%. Nhờ sự hiện diện của chất xơ tự nhiên galactomannan, thảo dược Methi làm giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu. Các axit amin (4-hydroxyisoleucine) trong thảo dược Methi có tác động tích cực đến việc sản xuất insulin.

Với những người Việt có tính cẩn thận, thì càng có cơ sở để đặt niềm tin vào Methi, vì thật ra, đằng sau cái tên khoa học có phần xa lạ đó, về bản chất Methi là một loại gia vị rất quen thuộc với các bà nội trợ hay dùng đến bột “cà ri”. Tại nhiều nơi trên thế giới, Methi (Fenugreek) không những được trồng để lấy hạt làm gia vị, mà còn được dùng làm rau và làm thuốc trị bệnh. Cây cũng đã được trồng thử tại một số tỉnh ở Việt Nam.

Cổ nhân có câu, bệnh từ miệng vào, nhưng nếu bạn biết cách, thì rất có thể bệnh cũng sẽ ra từ miêng. Sử dụng những loại thuốc có nguồn gốc thảo dược như Methi vừa hiệu quả vừa hợp với điều kiện kinh tế của người Việt.

Hiện nay tại các hiệu thuốc và siêu thị trên toàn quốc đều có bán Methi.

Lê Trung

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]