Điều trị bệnh vảy cá bằng thuốc gì?

Điều trị bệnh vảy cá chủ yếu bằng thuốc bôi ngoài da và thuốc uống tăng cường quá trình tái tạo da.

15.6055

Theo Dân trí, vẩy cá là một bệnh vẩy da, trong đó bệnh vẩy cá thông thường hay gặp ở trẻ em. Đây là bệnh di truyền gen trội, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển nhiều nơi trên người gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vẩy cá khởi phát rất sớm ngay trong năm đầu đời của em bé.

Ngay sau khi sinh, da em bé khô hơn bình thường. Bệnh biểu hiện rõ rệt khi em bé được 3-12 tháng tuổi. Da trở nên khô toàn thân trừ các nếp gấp như: nách, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân. Trên da xuất hiện các vẩy da khô có hình đa giác màu nâu, vàng nhẹ hoặc trắng đục, dính chặt, bờ hơi tróc khỏi mặt da.

Các vẩy chi chít liền nhau, tập trung thành những mảng lớn, trông như vẩy cá. Vùng da bị nặng nhất là mặt duỗi hai cẳng chân. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở trên đầu và thân (nhất là phần lưng).

Bệnh nhân vẩy cá thông thường cũng hay có các biểu hiện của cơ địa dị ứng như: hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm da cơ địa... Nhiều bệnh nhi càng lớn thì tình trạng khô da càng đỡ hơn và bệnh cũng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở tuổi trưởng thành và tồn tại suốt đời.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh vảy cá

Sức khỏe và Đời sống cho biết, đối với bệnh nhi mắc bệnh vảy cá, người nhà cần lưu ý:

Chăm sóc da: Không dùng xà phòng, không tắm nước nóng quá. Tắm rửa nhẹ nhàng không chà mạnh. Tắm bằng các sữa làm dịu da như physiogel. Không gãi, không cạo trước khi bôi thuốc.

Bôi các loại kem làm mềm da, dịu da như: physiogel, babycare (lanoderm). Bôi sau tắm. Các chế phẩm này có thể bôi kéo dài được.

Điều trị: Nếu da khô, bong vảy nhiều và sần sùi thì có thể bôi một trong các chế phẩm có chứa corticoid hoạt phổ nhẹ như: eumovate, lacticare HC, fucidin H... Bôi ngày 2 lần trong 1-2 tuần. Nếu vảy  dày thì có thể bôi thêm mỡ salicylic 3% để làm bong bớt vảy đi.

Cho bệnh nhi uống thêm từng đợt các thuốc vitamin tổng hợp và các yếu tố vi chất để tăng cường quá trình tái tạo da.

Chăm sóc bệnh nhi mắc bệnh vảy cá đúng cách

1. Tắm hàng ngày, vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ vẩy bám trên da. Nên dùng nước ấm, tránh sử dụng xà phòng có tính kiềm quá mạnh, lau da nhẹ nhàng.

2. Ngay sau khi tắm, lau khô da bằng khăn mềm, thoa kem thảo dược Explaq để trị vẩy, làm ẩm da. Mùa lạnh, khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.

3. Chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da nhẹ, dịu.

4. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

5. Tránh làm thương tổn da, không bóc, cạy các thương tổn, tránh để côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và virus, đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.

6. Kiêng rượu bia và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.

7. Nên mặc trang phục với chất liệu sợi tự nhiên như cotton.

8. Nên giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm.

9. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn các loại quả có nhiều beta-caroten như: trái bơ, cà rốt, xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da.

Thuốc tham khảo: Kim Miễn Khang

Tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hoà hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch;

Hỗ trợ điều trị và giúp ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, bệnh bạch biến, bệnh vẩy nến, đa xơ cứng.

Thùy Linh

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]