Điều trị sởi: Đừng bỏ qua các thuốc có thành phần thảo dược

Cho đến thời điểm chiều 15/4/2014 đã có 108 trẻ tử vong vì sởi biến chứng, bác sĩ Phạm Đình Tuần - Trung tâm Y tế lao động Bộ Nông nghiệp tại 178 Thái Hà chia sẻ kinh nghiệm của ông về việc phòng và điều trị sởi.

15.606

Do nhiều người lùng mua hạt mùi già chữa sởi cho con khiến loại hạt này đang sốt, giá cao gấp 2, 3 lần. Tuy nhiên theo các bác sĩ, có nhiều cách thay thế hạt mùi già
Theo bác sĩ Phạm Đình Tuần, bệnh sởi là do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae lây qua các đường sau: Qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện… Lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh. 

Bằng kinh nghiệm trị sởi của mình, bác sĩ Tuần chia sẻ: "Với các bậc cha mẹ, có nhiều cách phòng bệnh sởi như đốt bồ kết trong lon bia hay ống bơ trong góc nhà 1-3 ngày 1 lần và đóng kín cửa phòng nơi phòng cháu bé ngủ sẽ làm sạch không khí. 

Các bà mẹ có thể chủ động uống liều thấp Ngân Kiều Giải độc có sẵn ngoài thị trường. Khi mắc rồi nên chủ động uống ngay cả trường hợp đang nằm tại các bệnh viện. 

Nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày vào mắt, mũi, súc miệng hàng ngày nước muối pha ô xi già. 

Theo dân gian tắm nước hạt mùi, điều này thực ra chỉ để sởi mọc đều nên nhanh bay, da sạch ít nhiễm trùng và không để lại sẹo xấu. Nhưng con buôn nâng giá lên 150k/kg. Theo tôi, có thể pha betadin tắm cho trẻ khi phát ban cũng mục đích làm sạch da tránh nhiễm trùng cơ hội. Ngoài ra có thể uống các loại trà Đại Hoàng Liên, Futasol, Taheebo, Ngân kiều giải độc tôi tin sẽ rất nhanh khỏi".

Ngoài ra những viên thuốc kháng sinh từ thảo dược thiên nhiên một thời được sử dụng rất nhiều ở y tế cơ sở cũng có tác dụng rất tốt trong điều trị sởi. Đó là viên cảm xuyên khung bạch chỉ hồi nào được bào chế từ nhiều vị thuốc dược liệu, trong đó có xuyên tâm liên.

Cây xuyên tâm liên có tên khoa học là Andrographis Paniculata. Nó được dùng thay thế kháng sinh cho nhiều bệnh kèm theo sốt do cả vi khuẩn và virus. Xuyên tâm liên là vị thuốc dành cho những người bị các bệnh kèm theo sốt, các bệnh của gan và mắt. Các thầy thuốc Ấn Độ dùng nó trong đơn thuốc trị bệnh bạch biến, rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, dùng để kích thích tiêu hóa và trị các bệnh giun sán thông thường.

Cây xuyên tâm liên có thể dùng trong điều trị sởi hoặc dùng các thuốc có chứa thành phần của loại cây này

Y học cổ truyền nhấn mạnh đến tác dụng thanh nhiệt thải độc của xuyên tâm liên, đặc biệt cho các bệnh kèm theo sốt ở đường hô hấp, tai mũi họng, đường tiết niệu, viêm ruột và dạ dày, lị cấp tính, bệnh viêm da, viêm họng, thanh quản và mụn nhọt. 

Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, xuyên tâm liên có thể dùng bôi ngoài để chữa rắn độc cắn, xương khớp đau nhức. Tại miền Trung, nhân dân dùng cây này làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh bị ứ huyết, đau nhức, bế kinh nguyệt...

Hiện nay, việc bào chế sản xuất thuốc với thành phần chính là cây và lá xuyên tâm liên có tác dụng kháng viêm, tiêu độc, thanh nhiệt, kháng virus, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Các thuốc có thành phần thảo dược chính là giải pháp an toàn cho người mắc các bệnh do virus như các chủng cúm, sốt phát ban, mụn nhọt, kiết lị, viêm họng, cảm mạo. 

Điều đặc biệt là thuốc có nguồn gốc thảo dược nên rất an toàn, dùng lâu ngày không bị tác dụng có hại nào như các thuốc kháng sinh Tây y. 

Các thuốc từ thảo dược không có tác dụng phụ gây hại sức khỏe nhưng theo y học cổ truyền phương Đông, đây là vị thuốc có tính hàn, do vậy người có biểu hiện hư hàn không nên dùng với liều quá cao và rất đắng nên khó cho trẻ nếu phải rút vỏ nhộng pha nước uống.

 

Trong dân gian mùi già là cây kinh điển cho bệnh sởi. Cách sử dụng giã hạt ra ngâm rượu bôi, hoặc đun nước tắm cho con để phòng. Nếu ai bị sẽ nhanh khỏi. Thực ra hạt mùi mọi người vẫn gọi nó là quả mùi, bé quá nên gọi là hạt.

Tìm kiếm trên PUBMED (pubmed.gov)- Thư viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, kết quả sơ bộ như sau:

Cây mùi (tên khoa học là Coriandrum sativum), theo nghiên cứu của tác giả Soares và cộng sự (năm 2012) quả mùi già chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu là Linalool (58,22%), tinh dầu từ quả mùi dùng ngoài có tác dụng kháng nấm Microsporum canis (một loại nấm ngoài da) và Candida spp (nấm thường gặp ở niêm mạc miệng và đường sinh dục).

Dịch chiết nước từ quả mùi dùng đường uống còn có tác dụng hạ đường huyết [theo Aissaou và cộng sự (năm 2011); Deepa và cộng sự (năm 2011)], và tác dụng chống gốc tự do tức là chống oxy hóa. Tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp từ dịch chiết quả mùi cũng được ghi nhận bởi Jabeen và cộng sự (năm 2009).

Như vậy, trên đây chỉ là một số tác dụng khác không đáng chú ý lắm và cũng chẳng liên quan đến Sởi.

Vậy thì với các tài liệu hiện đang được công bố tại Pubmed thì quả mùi có tác dụng kháng nấm (trên 2 loài), chống oxy hóa, hạ đường huyết, lợi tiểu, hạ huyết áp. Ngoài ra chưa thấy công bố nào ghi nhận tác dụng kháng khuẩn, kháng virus (nên nhớ sởi là do virus gây ra).

Do đó tạm thời chưa đủ bằng chứng kết luận "quả mùi" hoặc "hạt mùi" có tác dụng phòng sởi, hoặc điều trị sởi.

Tuy nhiên, khi tìm thành phần chính của tinh dầu hạt mùi là Linalool thấy có nhiều họ thực vật cũng có thành phần này: họ Bạc Hà (Lamiaceae), họ Long Não (Lauraceae), họ Cam (Rutaceae)... Những họ này có nhiều loài rất hay gặp ở Việt Nam, cho thấy là cũng sẽ có nhiều loài có tác dụng với bệnh sởi tương tự như hạt mùi già (nếu có).

Vậy thì, chúng ta không nên phát sốt lên với hạt mùi già. Có thì tốt, nếu không có thể kiếm bó lá thơm ngoài chợ về tắm cho con cũng có tác dụng tương đương.

Dược sĩ Đỗ Anh Vũ- Công ty TNHH Dược Khoa - Trường Đại học Dược Hà Nội 

 

Khánh Ngọc-Hồng Chuyên

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]